Dự luật NICA Act - mối đe dọa của Mỹ đối với Nicaragua
Dự luật này được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đệ trình vào năm 2016. Theo trang web của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ Latinh (CELAG), nền kinh tế Nicaragua đang có những kết quả tích cực cả trong sản xuất cũng như trong việc cải thiện các điều kiện xã hội.
Trong một thập kỷ qua, chính phủ của đảng Mặt trận giải phóng Sandino (FSLN) không chỉ duy trì được mức tăng trưởng GDP đều đặn và ổn định, mà còn triển khai thành công các chính sách hướng tới giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội, nói cách khác là sự tăng trưởng đi kèm hội nhập xã hội.
Các chỉ số này là gần như tương đồng trong nhiều thống kê, từ của Ngân hàng Trung ương Nicaragua (BCN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho tới các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Tuy nhiên, kể từ năm 2016, đã xuất hiện một mối đe dọa lớn đến tính bền vững của quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Nicaragua, và căn nguyên của nó không nằm ngoài chính sách can thiệp của Mỹ tại quốc gia Trung Mỹ này, cũng như ở cả khu vực Mỹ Latinh.
Năm 2016, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã đệ trình một dự thảo Luật Đầu tư có điều kiện vào Nicaragua (NICA Act) nhưng dự luật này không được bỏ phiếu vào năm ngoái do nó được đưa ra vào thời điểm trùng với kỳ nghỉ cuối năm. Đến năm nay, nghị sỹ ở cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã “nạp đạn” trở lại và vào ngày 27/7 vừa qua đã thông qua việc trình lên Quốc hội để xem xét bỏ phiếu.
Hiện tại văn bản này vẫn đang nằm trong tình trạng chờ được bỏ phiếu tại cả hai viện quốc hội và nếu được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ buộc phải ngăn chặn tất cả các khoản viện trợ hoặc vay ưu đãi dành cho Nicaragua từ các thể chế quốc tế nơi Washington nắm quyền phủ quyết.
Theo nghĩa này, việc đánh giá sự tác động của đạo luật tiềm năng này với nhân dân Nicaragua là rất quan trọng. Theo số liệu của BCN năm 2006, trong số 570,1 triệu USD mà lĩnh vực công của Nicaragua nhận được qua hợp tác nước ngoài (tín dụng và viện trợ), đã có 239 triệu USD hay 51,92% là do Ngân hàng Phát triển liên Mỹ và Ngân hàng Thế giới (cả 2 thể chế mà Washington đều có quyền phủ quyết) giải ngân.
Còn theo Báo cáo về hợp tác nước ngoài mới công bố cũng của BCN, 36,7% tổng số tiền mà lĩnh vực công Nicaragua nhận được từ nước ngoài được đầu tư vào xây dựng và vận tải; 22% khác dành cho điện lực, khí đốt và nước sạch; 26% cho các dự án dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục; trong khi nông lâm ngư nghiệp chiếm 4,8% và chỉ có 5,9% được dành cho công tác hành chính công.
Trong quý đầu năm nay, Ngân hàng Thế giới đã thông qua 3 khoản tín dụng cho quốc gia Trung Mỹ, nhằm vào 3 dự án là (1) cải thiện hạ tầng giao thông nông thôn và các khu đô thị nghèo, (2) Liên minh vì chất lượng giáo dục và (3) ngân sách bổ sung cho cho dự án quy hoạch phát triển thứ 2.
Như vậy, có thể định lượng phần nào những thiệt hại trực tiếp mà tình trạng thiếu nguồn vốn nước ngoài kể trên gây ra cho Nicaragua, nhưng đó chưa phải là tất cả. Việc mất điểm trong hệ thống xếp hạng của các hãng đánh giá rủi ro hắc chắn sẽ làm sụt giảm các nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp khác đổ vào quốc gia Trung Mỹ ngay khi Mỹ bắt đầu biện pháp phong tỏa nền kinh tế quốc gia Trung Mỹ này.
Trên thực tế, đầu tư tư nhân và hoạt động tín dụng địa phương đã có những dấu hiệu sụt giảm ngay từ khi “sáng kiến” của Ủy ban Đối ngoại được trình bày.
Tháng 4 vừa qua, văn phòng Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) đã ra tuyên bố phản đối NICA Act, vì nếu được thông qua nó sẽ "thổi bay" quan hệ hợp tác hiện có giữa tổ chức khu vực này với Chính phủ Nicaragua trong việc “củng cố nền dân chủ”.
Sau khi đưa ra tuyên bố này, OAS đã bất ngờ hủy bỏ chuyến thăm của một phái đoàn tới Nicaragua với nhiệm vụ gặp mặt các tổ chức xã hội và các chính đảng đối lập. Thậm chí ngay cả IMF cũng “bày tỏ lo ngại” trước khả năng áp dụng NICA Act và cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của biện pháp này.
Ở đây, cần nhấn mạnh thêm một số kết quả vĩ mô mà đạo luật vốn được nhiều nhà lập pháp Mỹ dự định áp dụng để trừng phạt Nicaragua, vì theo quan điểm của họ, không có bầu cử tự do, công bằng và minh bạch và điều kiện sinh hoạt yếu kém của người dân.
Một mặt, như chính OAS cảnh báo, việc thông qua đạo luật này sẽ đẩy lùi những thỏa thuận đã đạt được giữa tổ chức này với chính phủ của tổng thống tả khuynh Daniel Ortega để trở thành thể chế quan sát viên các tiến trình bầu cử tại Nicaragua.
Mặt khác, việc phong tỏa những nguồn tài chính quốc tế chắc chắn sẽ tác động lớn tới các chính sách đã và đang được Managua áp dụng để cải thiện điều kiện cuộc sống của người dân và giảm bớt tình trạng nghèo đói.
Việc giải ngân các nguồn vốn này, như trên đã nêu, chủ yếu hướng tới việc cải thiện các điều kiện mang tính cấu trúc trong của cuộc sống thường nhật và thúc đẩy phát triển kinh tế. Rõ ràng trong cả 2 trường hợp, NICA Act sẽ gây ra các tác dụng hoàn toàn trái ngược với mục đích danh nghĩa mà đạo luật này hướng tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Nicaragua - siêu dự án khó có tương lai
09:16' - 24/04/2017
Tiến độ của dự án kênh đào Nicaraguagần như “dậm chân tại chỗ” và kế hoạch đầy tham vọng của Chính phủ Nicaragua vẫn chưa trở thành hiện thực.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số niềm tin của nhà đầu tư tại Mỹ tăng cao nhất kể từ năm 2000
06:19' - 28/03/2017
Theo kết quả khảo sát mới nhất mà Viện nghiên cứu Gallup vừa công bố, chỉ số niềm tin của nhà đầu tư tại Mỹ ở mức cao nhất kể từ năm 2000.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ quy định chống tham nhũng trong ngành năng lượng
12:46' - 15/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/2 đã ký ban hành luật bãi bỏ các quy định vốn nhằm đảm bảo tính minh bạch trong ngành năng lượng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico dọa rời khỏi NAFTA nếu không đạt được lợi ích khi đàm phán lại
08:04' - 25/01/2017
Bộ trưởng Ildefonso Guajardo khẳng định việc hiện đại hóa NAFTA phải dựa trên nguyên tắc các bên liên quan đều đạt được lợi ích.
-
Kinh tế Thế giới
Giới đầu tư Phố Wall tin FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 12
07:59' - 23/11/2016
Theo phóng viên TTXVN tại New York, giới đầu tư tại Phố Wall đang tin chắc rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất ngắn hạn tại cuộc họp bàn chính sách trong tháng 12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Cơ hội vàng cho thương mại Mỹ - Anh
17:53' - 11/07/2016
Từ 200 năm nay Vương quốc Anh và Mỹ đã luôn đi đầu về thương mại mở và mưu cầu một mối quan hệ vững mạnh hơn với các đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta giờ đây là ưu tiên hàng đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
08:14'
Anh và Nhật Bản đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.