Dự thảo ngân sách năm 2025 của Malaysia hướng đến một nền kinh tế lớn của châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 18/10, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã trình Hạ viện dự thảo ngân sách năm 2025, trị giá 421 tỷ RM (khoảng 97 tỷ USD), lớn nhất trong lịch sử, nhằm đẩy nhanh hành trình của Malaysia trở thành một cường quốc kinh tế ở châu Á, định vị cho tăng trưởng bền vững và khả năng phục hồi.
Ngân sách năm nay liên kết với khuôn khổ Kinh tế MADANI (viết tắt của tính bền vững, sự quan tâm và lòng trắc ẩn, tôn trọng, đổi mới, thịnh vượng và tin tưởng), tập trung thu hút các khoản đầu tư chất lượng cao, kích thích các cơ hội kinh doanh, thực hiện các dự án vì phúc lợi của người dân và không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của họ.
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Ibrahim, cũng là Bộ trưởng Tài chính, cho biết ngân sách sẽ tạo ra việc làm và giải quyết tình trạng thất thoát tài chính để nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Ông nhấn mạnh hiệu quả kinh tế vượt quá mong đợi, cả về mặt tăng trưởng, đầu tư và giá trị của đồng ringgit, phản ánh sự tin tưởng của nhà đầu tư và thành công ban đầu từ các biện pháp cải cách của khuôn khổ Kinh tế MADANI.
Do đó, GDP năm 2024 dự kiến sẽ đạt từ 4,8 - 5,3% so với mức dự kiến là 4 - 5%. Malaysia kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ mạnh hơn từ 4,5 - 5,5% vào năm tới nhờ các biện pháp và chiến lược của Ngân sách MADANI năm 2025.
Chính phủ đã đồng ý tăng mức lương tối thiểu từ 1.500 RM lên 1.700 RM/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/2/2025. Tuy nhiên, chính sách này sẽ không áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng ít hơn 5 người lao động cho đến ngày 1/8/2025.
Trong khi đó, chính sách tiền lương lũy tiến sẽ được thực thi đầy đủ vào năm tới với khoản phân bổ 200 triệu RM, mang lại lợi ích cho 50.000 người lao động.
Trợ cấp xăng cũng là một vấn đề được dư luận quan tâm.Theo ông Anwar, việc hợp lý hóa trợ cấp xăng RON95 sẽ được đề xuất thực hiện vào giữa năm 2025 với số tiền tiết kiệm được sẽ dùng cho phúc lợi của phần lớn người dân.
Tháng 7/2023, Thủ tướng Anwar đã công bố khuôn khổ kinh tế mới - Kinh tế MADANI. Theo đó, "Nền kinh tế Madani: Trao quyền cho người dân" là một kế hoạch toàn diện nhằm giúp Malaysia giải quyết các thách thức kinh tế hiện nay, trong đó tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, cũng như tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Sáng kiến MADANI có hai trọng tâm chính là tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đưa Malaysia trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đồng thời đặt ra 7 mục tiêu trong 10 năm tới gồm: Malaysia nằm trong nhóm 30 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 12 nước đứng đầu về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh toàn cầu; nằm trong nhóm 25 nước có Chỉ số Phát triển con người hàng đầu thế giới; nằm trong nhóm 25 nước đứng đầu về Chỉ số Nhận thức tham nhũng; thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP; thu nhập từ lao động chiếm 45% tổng thu nhập; 60% phụ nữ tham gia lực lượng lao động.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Đức lo ngại về “bi kịch ngân sách” tại Pháp
06:30' - 19/10/2024
Khoản nợ công "khổng lồ" của Pháp, cũng như những bất ổn chính trị tại nước này trong những tháng gần đây, đang mang đến cho Chính phủ Đức nỗi ám ảnh về "một Hy Lạp mới"
-
Ô tô xe máy
Pháp dự kiến giảm 1/3 ngân sách hỗ trợ người mua xe điện
14:24' - 11/10/2024
Theo đề xuất ngân sách năm 2025 được trình bày ngày 10/10, Chính phủ Pháp sẽ giảm 1/3 khoản hỗ trợ mua xe điện (EV) và sẽ tăng mức phạt đối với những xe có lượng khí thải CO2 lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00'
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Kẻ ngược dòng" xu hướng chính sách tiền tệ trên thế giới
09:17' - 28/03/2025
Banxico cảnh báo hoạt động kinh tế của Mexico dự báo sẽ suy yếu trong quý I/2025 do môi trường bất ổn và căng thẳng thương mại gây rủi ro suy giảm kinh tế đáng kể.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s cảnh báo sự suy yếu tài chính của Mỹ có thể kéo dài
08:51' - 27/03/2025
Moody’s cho biết các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cản trở khả năng của nước này đối phó với nợ đang gia tăng và lãi suất cao hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB đau đầu với tin đồn: Đồng euro số có thật sự sắp ra mắt?
18:19' - 26/03/2025
Cho đến nay, ECB vẫn chưa quyết định về việc tạo ra đồng euro số - một dạng tiền điện tử được ECB hậu thuẫn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin sắp ra mắt của Mỹ có thể quy đổi 1:1 với đồng USD
16:00' - 26/03/2025
Dự án tiền điện tử World Liberty Financial của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch ra mắt một stablecoin mang tên USD1, có thể quy đổi theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thẻ tín dụng - phương tiện thanh toán được người Hàn Quốc ưa chuộng nhất
08:50' - 26/03/2025
Khi xem xét phương thức thanh toán được ưa chuộng theo độ tuổi, thẻ tín dụng được xếp hạng là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở mọi nhóm tuổi.