Đức phê chuẩn Dự thảo ngân sách 2020 và kế hoạch tài chính 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 20/3, Nội các Đức đã phê chuẩn dự thảo ngân sách năm 2020 và kế hoạch tài chính đến năm 2023 do Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz đệ trình, trong đó đề nghị tăng chi tiêu 1,7% và dựa vào các Bộ để cắt giảm chi phí nhằm tránh xảy ra tình trạng phát sinh nợ mới trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này có dấu hiệu chững lại.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết quản lý tài chính đang ngày càng thắt chặt hơn vì doanh thu thuế trong năm 2019 có thể sẽ giảm hơn so với dự kiến do các đơn vị xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy yếu từ nước ngoài, các tranh chấp thương mại và vấn đề Brexit bất ổn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Scholz cũng cho biết các khoản đầu tư vào năm 2020 dự kiến sẽ tăng gần 40 tỷ euro, tập trung vào một số lĩnh vực chính như cơ sở hạ tầng, giáo dục và nhà ở.
Theo ông, với nguồn tài chính công vững chắc và một nền kinh tế trong nước ổn định, Đức sẽ có một vị thế tốt để có thể chống đỡ trong tình hình kinh tế thế giới đang suy yếu, các rào cản thương mại gia tăng và nguy cơ xảy ra một Brexit không có thỏa thuận.
Theo dự thảo ngân sách mới vừa được thông qua, dự kiến vào năm 2020, Đức sẽ tăng chi tiêu ở mức 1,7% lên 362 tỷ euro (khoảng 411,8 tỷ USD), tuy nhiên để cân bằng ngân sách, các bộ sẽ phải tìm cách phối hợp cắt giảm chi tiêu ở mức 625 triệu euro/năm cùng với nhiều biện pháp khác để đóng góp thêm cho các khoản tiết kiệm.
Chi tiêu quốc phòng của Đức trong năm 2020 dự kiến sẽ tăng lên 45,1 tỷ euro, tương đương 1,37% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn so với mức 1,25% trong năm 2018 và 1,3% trong năm 2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen cho rằng chi tiêu quốc phòng của Đức tăng hơn gấp đôi so với ngân sách chung, đồng thời nhấn mạnh đây là một tín hiệu cho thấy Berlin vẫn cam kết với các mục tiêu chi tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bà cũng cho biết chi tiêu quốc phòng của Đức đến nay đã tăng 40% kể từ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales (Uên), Anh năm 2014.
Tuy nhiên, con số trên thực tế vẫn thấp hơn mục tiêu 2% mà các nước thành viên NATO đề ra cho năm 2024, cũng như thấp hơn khoản đóng góp 1,5% mà Đức cam kết đạt được vào thời điểm đó.
Trong năm 2018, Đức đã chi 50,2 tỷ USD cho quốc phòng, tăng hơn 4,6 tỷ USD so với năm 2017, nhưng vẫn chỉ bằng 1,23% GDP.
Theo báo cáo mới nhất của NATO công bố ngày 14/3, chi tiêu quốc phòng của các thành viên châu Âu trong khối quân sự này đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, nhưng vẫn chỉ có 6 quốc gia cùng với Mỹ dành 2% GDP cho quốc phòng.
Nhìn chung, các đồng minh châu Âu đã chi 1,51% GDP cho quốc phòng, ngoại trừ Anh, Ba Lan, Hy Lạp và ba quốc gia vùng Baltic gồm Latvia, Lítva và Estonia chi 2% GDP theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
5 năm, các đồng minh NATO đã cam kết sẽ chi 2% GDP hàng năm cho quốc phòng vào năm 2024./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức đón nhận dấu hiệu kém “sáng”
19:09' - 07/02/2019
Sản lượng công nghiệp của Đức bất ngờ giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 12/2018, thêm một dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang yếu đi.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhu cầu lao động của kinh tế Đức vẫn rất lớn
19:00' - 03/02/2019
Cơ quan Lao động Liên bang Đức vừa công bố, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 1/2019 duy trì ở mức 5% và dự kiến sẽ đạt mức trung bình 4,9% trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức tăng trưởng 9 năm liên tục dù mức tăng thấp
17:30' - 15/01/2019
Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 15/1 công bố số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong năm 2018 của Đức đã giảm xuống 1,5% từ mức tăng mạnh 2,2% của năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47'
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46'
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.