Đường biên giới Ireland vẫn là "rào chắn" trong thoả thuận Brexit
Ngày 27/7, tân Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có thể thúc đẩy Brexit khi loại bỏ điều khoản gây tranh cãi liên quan tới đường biên giới trên đảo Ireland trong thỏa thuận đã ký kết hồi cuối năm 2018.
Trong bài phát biểu tại thành phố Manchester, tân Thủ tướng Anh cảnh báo EU về điều khoản "rào chắn" nhằm duy trì đường biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland và CH Ireland trong thỏa thuận Brexit mà hai bên đã ký kết dưới thời Thủ tướng Theresa May nhưng bị Quốc hội nước này bác bỏ trong cả 3 lần bỏ phiếu.
Theo điều khoản này, Anh sẽ ở lại liên minh thuế quan cho tới khi hai bên đạt được thỏa thuận mới nhằm tránh một đường biên giới hiện hữu giữa vùng Bắc Ireland và CH Ireland.
Nhiều nghị sĩ Anh lo ngại điều khoản này sẽ ràng buộc Anh trong các quy định và các loại thuế của EU và khiến quốc gia này không thể đàm phán các thỏa thuận thương mại với các đối tác hậu Brexit hoặc quá trình đàm phán sẽ chịu sự giám sát của EU.
Tân Thủ tướng Anh cho rằng điều khoản này mang tính chia rẽ và cần phải được loại bỏ nếu hai bên muốn đạt được thỏa thuận Brexit.
Khi được hỏi liệu điều khoản này có phải là điều duy nhất ông muốn thay đổi trong thỏa thuận hiện tại hay không, ông Johnson nhấn mạnh nếu điều khoản này bị loại bỏ hoàn toàn thì hai bên sẽ đạt được rất nhiều tiến triển.
Ông cũng khẳng định có mối quan hệ rất thân thiện với các lãnh đạo EU.
Tân Thủ tướng Anh cho biết chính sách tiếp cận của London lúc này không phải là thoát ly, xa rời hay chờ đợi EU tiến tới mà là nỗ lực giải quyết vấn đề và sẽ thực hiện chính sách này với tinh thần hữu nghị và hợp tác.
Nhưng điều này sẽ không thể thực hiện nếu điều khoản "rào chắn" vẫn tồn tại đồng thời nhấn mạnh cần phải loại bỏ điều khoản này để hai bên đạt tiến triển.
Dù không muốn xảy ra kịch bản Brexit không thỏa thuận mà nhiều nhà đầu tư lo ngại sẽ gây ra cú sốc kinh tế cho các thị trường toàn cầu và làm tổn hại tới nền kinh tế thế giới, nhưng tân Thủ tướng Johnson cho rằng Anh cần chuẩn bị cho khả năng này.
Vị lãnh đạo mới của nước Anh cũng cam kết đẩy nhanh tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại hậu Brexit và triển khai các cảng tự do để thúc đẩy kinh tế.
Bên cạnh đó, tân Thủ tướng Anh cũng cho rằng Brexit là một cơ hội kinh tế to lớn nhưng đáng tiếc người tiền nhiệm Theresa May lại coi như một hình thái thời tiết ngược sắp ập đến.
Theo ông, rời EU là một cơ hội kinh tế to lớn để thực hiện nhiều điều mà Anh đã không được phép tự quyết trong nhiều thập kỷ qua và rằng trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016, người dân bỏ phiếu ủng hộ rời EU không phải chỉ vì họ phản đối Brussels mà cả vì họ phản đối London.
Ông cam kết trao thêm quyền hạn cho các cộng đồng địa phương cũng nhưng củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối băng tần rộng.
Ông nhấn mạnh lấy lại quyền kiểm soát không chỉ là lấy lại quyền tự chủ từ EU mà còn là để cho các thành phố, các hạt và thị trấn có quyền tự quyết nhiều hơn.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh các lãnh đạo EU sẽ làm việc với tân Thủ tướng Anh về vấn đề Brexit nhưng luôn khẳng định sẽ không mở lại đàm phán thỏa thuận đã đạt được dưới thời bà May. Trong khi đó, nhiều nhà ngoại giao EU cũng tin rằng Anh sẽ phải tổ chức bầu cử sớm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh Boris Johnson và "canh bạc" Brexit
14:59' - 26/07/2019
Tính từ thời điểm 25/7, chỉ còn có 98 ngày để thực thi Brexit trước "giờ G" 31/10 tới, Thủ tướng Boris Johnson đang trong một "canh bạc" lớn.
-
Kinh tế Thế giới
EP lo lắng nguy cơ Brexit "cứng" khi ông B.Johnson làm Thủ tướng Anh
08:04' - 25/07/2019
Ủy ban chỉ đạo của Nghị viện châu Âu về Brexit đã cảnh báo rằng việc ông Boris Johnson đắc cử Thủ tướng Anh làm tăng nguy cơ về một Brexit không thỏa thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.