Đường cong lãi suất đi ngang không phải là điềm lành về kinh tế
Dù Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh đến việc tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm và thị trường Phố Wall chinh phục các mức cao kỷ lục mới, các nhà kinh tế lo ngại về một chỉ dấu thường là tín hiệu báo trước một cuộc suy thoái - đó là đường cong lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng của FTN Financial, Christopher Low cho biết kể từ năm 1950, mỗi cuộc suy thoái đều được báo hiệu bằng sự đảo ngược của đường cong lãi suất (trái phiếu).
Đường cong lãi suất là đồ thị biểu hiện mức chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ (nợ) ngắn hạn và dài hạn của Mỹ, thường là giữa trái phiếu kỳ hạn hai năm và kỳ hạn 10 năm. Thông thường, trái phiếu ngắn hạn thì lãi suất thấp và trái phiếu dài hạn thì lãi suất cao do rủi ro lớn hơn.Tuy nhiên, trong năm qua, đường cong lãi suất đi ngang khi lãi suất trái phiếu ngắn hạn tiến gần tới mức lãi suất trái phiếu dài hạn, có thể báo hiệu sự giảm sút lòng tin vào hoạt động của nền kinh tế trong những năm tới.
Chênh lệch lãi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm và kỳ hạn 10 năm giảm từ 135 điểm cơ bản vào tháng 12/2016 xuống còn 51 điểm cơ bản vào ngày 15/12 vừa qua, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2007 - thời điểm ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu đường cong lãi suất đảo ngược, tức lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao vượt lãi suất lãi suất trái phiếu dài hạn và nếu giới chức phớt lờ cảnh báo.Theo nhà kinh tế trưởng Gary Duncan của Oxford Economics, sự đảo ngược này có thể đang báo hiệu sự suy giảm của nền kinh tế. Ông Gregori Volokhine, hiện làm việc cho Meeschaert Financial Services, giải thích sự đảo ngược của đường cong lãi suất cho thấy các nhà đầu tư không tin tưởng vào nền kinh tế trong tương lai.
Nguyên nhân chính đằng sau việc đường cong lãi suất đi ngang là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 5 lần kể từ cuối năm 2015, trong đó có ba lần trong năm nay, và dự kiến sẽ thêm ba lần trong năm tới. Lãi suất trái phiếu dài hạn biến động theo những dự báo về tăng trưởng và lạm phát.Trong khi triển vọng tăng trưởng được điều chỉnh tăng cho năm tới, một phần nhờ việc cắt giảm thuế doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, mục tiêu lạm phát mà Fed đề ra sẽ chưa đạt được cho tới năm 2019.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế Mỹ, thông thường đường cong lãi suất đảo ngược trong 4-6 quý thì suy thoái bắt đầu diễn ra.Tất nhiên không phải mọi đường cong lãi suất bằng phẳng "đi ngang" đều là tín hiệu của nguy cơ suy thoái, và một số nhà kinh tế cũng có chung quan điểm với Chủ tịch Fed Yellen rằng lo ngại ở thời điểm này là quá vội vã.
>>>Nhìn lại thế giới 2017: "Nước Mỹ trước tiên" xáo trộn thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng đa phương về Triều Tiên
11:11' - 26/12/2017
Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết Mỹ đang cân nhắc triệu tập một hội nghị bộ trưởng quốc phòng đa phương nhằm kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại thế giới 2017: "Nước Mỹ trước tiên" xáo trộn thế giới
10:53' - 25/12/2017
Thế giới bước vào năm 2017 với nhiều âu lo khi tỷ phú Donald Trump, một người chưa có kinh nghiệm chính trường, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật cải cách thuế tác động tới việc xây dựng nhà ở giá thấp
19:38' - 24/12/2017
Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật về Việc làm và Cắt giảm Thuế 2017 và Tổng thống Donald đã giữ lời hứa khi ký ban hành đạo luật này vào ngày 22/12.
-
Kinh tế Thế giới
Xảy ra nhiều vụ nổ súng trong kỳ nghỉ Giáng sinh tại Mỹ
10:19' - 24/12/2017
Trong vòng 14 giờ đầu tiên của kỳ nghỉ cuối tuần dịp lễ Giáng sinh, đã có 11 người bị thương trong các vụ nổ súng tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.