ECB chuẩn bị thay "thuyền trưởng"
Ông Mario Draghi đang chuẩn bị rời chiếc ghế Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), vị trí sẽ được bà Christine Lagarde tiếp quản vào ngày 31/10 tới, trong bối cảnh nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải nỗ lực duy trì đà tăng trưởng.
Theo các nhà phân tích, tại cuộc họp báo cuối cùng diễn ra vào ngày 24/10 với cương vị Chủ tịch ECB, ông Draghi sẽ “giảm nhẹ” những khác biệt quan điểm giữa các nhà hoạch định chính sách về gói kích thích tăng tưởng kinh tế đưa ra hồi tháng 9/2019 với hy vọng sẽ hạn chế tác động của họ tới hiệu quả hoạt động của ECB.Trước đó, hồi tháng 9/2019, ECB đã quyết định khởi động lại chương trình "nới lỏng định lượng" mua trái phiếu 20 tỷ euro (22,4 tỷ USD)/tháng kể từ tháng 11/2019, bên cạnh việc tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi xuống vùng âm, ở mức âm 0,5%.
Kể từ khi đảm nhận vị trí Chủ tịch ECB vào năm 2011, ông Draghi đã phải đối mặt với tình cảnh nền kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái.Các nước với các nguồn tài chính đã chạm đến mức giới hạn do khủng hoảng tài chính như Italy va Hy Lạp, đang phải cố gắng tìm kiếm các khách hàng muốn mua trái phiếu của họ.
Các thách thức như vậy gây ra một rủi ro hiện hữu đối với đồng euro. Phát biểu tại một hội nghị ở London hồi tháng 7/2012, ông Draghi cho hay “ECB sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để bảo vệ đồng euro và như vậy là đủ”. ECB đã ủng hộ cam kết của ông Draghi khi thực hiện một cơ chế sẽ cho phép cơ quan này mua không giới hạn số lượng trái phiếu chính phủ của các nước thành viên để đổi lấy việc các nước thực hiện những chương trình cải cách nghiêm ngặt. Tuy vậy, điều này cũng khiến nước Đức không hài lòng, song cũng không thành công trong việc phản đối cơ chế trên bằng cách hành động pháp lý. Đến năm 2014, ECB phải đối mặt với một rủi ro mới là giảm phát. Trong một thời gian dài sau các ngân hàng khác, ông Draghi đã chỉ đạo ECB thực hiện chương trình “nới lỏng định lượng” từ đầu năm 2015. Tính đến khi chương trình này đã kết thúc vào tháng 12/2019, ECB đã mua tổng cộng 2.600 tỷ euro (2.900 tỷ USD) trái phiếu chính phủ cùa các nước thành viên Eurozone, qua đó giúp cải thiện hiệu quả vấn đề tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, bất chấp giai đoạn kích thích tăng trưởng kinh tế kéo dài nói trên, tỷ lệ lạm phát của Eurozone vẫn thấp hơn mức mục tiêu “dưới 2%” của ECB. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ Chủ tịch ECB của ông Draghi, ECB có sự liên quan chặt chẽ với việc giữ Hy Lạp ở lại Eurozone và giúp nước này tránh được khủng hoảng tài chính. Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Khẩn cấp (ELA) của ECB đã giúp các ngân hàng của Hy Lạp tồn tại những thời khắc khó khăn nhất. ECB cũng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán về những khoản vay dành cho Hy Lạp để giúp nước này bình ổn nền kinh tế trong nước để đổi lấy việc thực hiện những cải cách mạnh mẽ./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
ECB: Doanh nghiệp Eurozone vẫn có nhu cầu vay vốn ngân hàng
20:31' - 22/10/2019
Kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố ngày 22/10 cho thấy, các doanh nghiệp trong Khu vực Eurozone vẫn có nhu cầu vay ngân hàng trong quý III/2019.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ECB hối thúc thành lập ngân sách chung của Eurozone
16:28' - 30/09/2019
Ngày 30/9, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi hối thúc các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thành lập ngân sách chung.
-
Kinh tế Thế giới
ECB: Tăng trưởng kinh tế có thể bị tổn hại khi giá dầu tăng kéo dài
07:27' - 18/09/2019
ECB cho rằng giá dầu đang tăng thêm bất ổn kinh tế mới ngoài những bất ổn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.