ECB đứng trước sức ép tiếp tục tăng lãi suất
Động thái này gây thêm tổn thương tài chính cho các hộ gia đình và doanh nhiệp, để kiểm soát giá cả.
Sau hơn một năm bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu tăng vọt sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine, người dân tại 20 quốc gia thành viên Eurozone đang bắt đầu cảm thấy tác động từ chính sách tăng lãi suất của ECB.
Kinh tế Eurozone chỉ tăng 0,1% trong ba tháng đầu năm do tiêu dùng nội địa ở nhiều nền kinh tế đình trệ. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát gia tăng và thu nhập thực tế giảm đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tăng trưởng chủ yếu đến từ xuất khẩu, nhờ sự hồi sinh của thương mại toàn cầu khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh. Charles Hepworth, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản GAM Investments, cho rằng số liệu lạm phát tại từng quốc gia đang gây sức ép buộc ECB phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ tại cuộc họp tuần tới. ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ bảy liên tiếp tại cuộc họp ngày 4/5, khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc giữa mức tăng 0,5 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm. Lạm phát tại Đức đã giảm xuống 7,6% trong tháng Tư so với 7,8% trong một tháng trước đó. Lạm phát Bồ Đào Nha và Ireland cũng giảm song vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.Trong khi đó, lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha thậm chí còn tăng cao hơn, do một số khoản trợ cấp năng lượng bị cắt giảm hoặc dừng hẳn. Tuy nhiên, đã có một số dấu hiệu cho thấy giá lương thực đang giảm ở cả hai quốc gia này cũng như ở Đức.
Hóa đơn hàng tạp hóa tăng vọt là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát chung trên toàn Eurozone trong những tháng gần đây, do chi phí nhiên liệu cao hơn, thời tiết không thuận lợi và một số công ty mở rộng biên lợi nhuận. Dữ liệu lạm phát của Eurozone dự kiến công bố vào ngày 2/5, cùng với một cuộc khảo sát của ECB về các ngân hàng là những nhân tố quan trọng để ngân hàng này đưa ra quyết định về lãi suất. Ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lên tiếng kêu gọi các ngân hàng trung ương ở châu Âu duy trì tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.Phát biểu trước báo giới tại Stockholm (Thụy Điển), Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của IMF Alfred Kammer cho rằng có nhiều ví dụ trước đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách tạm dừng việc tăng lãi suất để rồi lại cần đến nỗ lực tăng lần thứ hai nhằm giảm lạm phát, gây tổn hại hơn nữa đối với nền kinh tế.
Đối với ECB, ông Kammer cho rằng ngân hàng này cần duy trì tăng lãi suất đến giữa năm 2024 nhằm đưa lạm phát xuống mức mục tiêu vào năm 2025./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãi suất cao khiến kinh tế Canada đánh mất đà tăng trưởng
09:56' - 29/04/2023
Nền kinh tế Canada dường như đang mất đà tăng trưởng do lãi suất cao hơn, khiến cho sự phục hồi mạnh mẽ vào đầu năm đã sớm đi vào dĩ vãng.
-
Ngân hàng
Thêm ngân hàng "ngược dòng", tiếp tục tăng lãi suất
21:12' - 28/04/2023
Cập nhật đến ngày 28/4, một số ngân hàng vừa có động thái "ngược dòng", tiếp tục tăng lãi suất huy động trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước liên tục chỉ đạo giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngân hàng cho vay với lãi suất thấp
17:59' - 28/04/2023
Ngày 28/4, Bộ Công an cảnh báo tình trạng các đối tượng phạm tội mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
-
Ngân hàng
IMF hối thúc các ngân hàng trung ương châu Âu duy trì tăng lãi suất
17:35' - 28/04/2023
Ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương ở châu Âu duy trì tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ABBANK mở rộng quy mô, lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 58%
17:13' - 24/01/2025
Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận trước thuế, đạt 809 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2023.
-
Ngân hàng
Không còn cảnh xếp hàng chờ rút tiền mặt ở các trụ ATM
16:34' - 24/01/2025
Nhờ việc thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và đa dạng sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng, áp lực rút tiền mặt trong những ngày cận Tết ở Tp. Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt.
-
Ngân hàng
SHB lãi trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 25%
16:23' - 24/01/2025
Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đạt lợi nhuận trước thuế 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua.
-
Ngân hàng
OCB ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng bứt phá trong quý cuối năm
16:05' - 24/01/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV năm 2024, ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.453 tỷ đồng, đánh dấu sự chuyển đổi danh mục hướng tới phát triển bền vững.
-
Ngân hàng
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tìm cách giảm lãi suất
14:19' - 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ tìm cách giảm lãi suất bằng cách thúc đẩy sản xuất năng lượng và sẽ trao đổi với Cục Dự trữ liên bang (Fed) nếu cần thiết.
-
Ngân hàng
Singapore lần đầu tiên nới lỏng chính sách tiền tệ sau 5 năm
10:45' - 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã lần đầu tiên nới lỏng chính sách tiền tệ sau gần 5 năm, trong bối cảnh lạm phát và tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ chậm lại trong năm nay.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ biến động trái chiều
08:29' - 24/01/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 24.960 - 25.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất mạnh nhất trong 18 năm
12:45' - 23/01/2025
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được dự báo sẽ tăng lãi suất cơ bản vào cuộc họp ngày 24/1, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong 18 năm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/1: Giá USD giảm sâu xuống dưới mốc 25.000 VND/USD
08:49' - 23/01/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 24.920 - 25.280 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 170 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng 22/1.