ECB thông qua biện pháp chống bán tháo trái phiếu chính phủ
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 7 tới đã khiến ECB rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Một mặt, ngân hàng này phải chống lạm phát, song mặt khác, ECB lại không được "hãm phanh" quá mạnh nền kinh tế Eurozone vốn đang trì trệ.
Tình hình trở nên báo động trước sự gia tăng đáng kể của lợi suất trái phiếu chính phủ của các nước Nam Âu trong những ngày qua. Tại cuộc họp bất thường ngày 15/6, Hội đồng thống đốc ECB đã quyết định cung cấp cho các quốc gia đồng euro có mức nợ cao hơn sự hỗ trợ đặc biệt trong việc tái đầu tư tiền từ trái phiếu đáo hạn.
Để đảm bảo việc thắt chặt chính sách tiền tệ không gây quá nhiều gánh nặng cho các nước Nam Âu, khoản tiền từ trái phiếu đáo hạn của Chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) sẽ được tái đầu tư và điều này có thể giải tỏa sức ép đối với các quốc gia có nợ cao (như Italy) - những nước đang phải trả lãi suất trái phiếu chính phủ cao hơn đáng kể.
Bên cạnh đó, ECB đang xem xét một công cụ mới nhằm hạn chế sự chênh lệch của lợi suất trái phiếu chính phủ. Hồi tuần trước, ECB đã công bố một loạt kế hoạch tăng lãi suất và đây sẽ là lần đầu tiên sau 11 năm, ECB thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giải quyết tình trạng lạm phát. Ngoài ra, ECB cũng sẽ ngừng thu mua trái phiếu chính phủ châu Âu.
Tuy nhiên, động thái này đã gây ra tình trạng bán tháo và giảm giá trên thị trường trái phiếu. Sự khác biệt về lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức và trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ nhiều hơn ở phía Nam khu vực Eurozone, đặc biệt là Italy, hiện đang ở mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Trong khi trái phiếu liên bang Đức kỳ hạn 10 năm đang được giao dịch ở mức khoảng 1,7%, lợi suất trái phiếu tương ứng của Tây Ban Nha là khoảng 3%.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy vào khoảng 4% và Hy Lạp thậm chí 4,6%. Sau thông báo nêu trên của ECB, thị trường trái phiếu dường như đã được trấn an hơn khi lợi suất trái phiếu giảm nhẹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Italy kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 3,92%, của Hy Lạp giảm xuống 4,308%.
Ông Jörg Krämer, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Commerzbank, bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả khi ECB sử dụng tái đầu tư trái phiếu đáo hạn để hỗ trợ trái phiếu của các quốc gia mắc nợ cao như Italy. Theo ông, một chương trình viện trợ mới có thể thực hiện mà không cần các yêu cầu cải cách đối với các quốc gia liên quan, trong khi cũng có thể cung cấp cho việc mua trái phiếu ròng.
Trên thị trường tiền tệ, các nhà đầu tư đã phản ứng không mấy mặn mà với các quyết định mới nhất của ECB. Giá trị đồng euro đã quay đầu giảm xuống còn 1 euro đổi được chưa tới 1,04 USD. Trong khi đó, trong phiên giao dịch sáng 15/6, giá trị đồng euro đã tăng lên mức 1 euro đổi được 1,0495 USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại Eurozone lập kỷ lục mới
21:52' - 15/06/2022
Theo Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), thâm hụt thương mại Eurozone tháng Tư gần như tăng gấp đôi so với tháng trước đó sau khi tăng kỷ lục vào tháng Ba.
-
Ngân hàng
ECB tái đầu tư các khoản nợ đáo hạn để hỗ trợ các nước Eurozone
20:42' - 15/06/2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ tái đầu tư các khoản nợ đáo hạn để giúp các nước thành viên có nợ công cao và sẽ tạo ra một công cụ mới để ngăn chặn khả năng phân mảnh trong khối.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ưu tiên thông quan ngay với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản và sầu riêng
20:02' - 28/05/2025
Ngày 28/5, Cục Hải quan vừa có văn bản gửi Chi cục Hải quan các khu vực về việc xuất khẩu nông lâm thủy sản và sầu riêng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ thúc đẩy chiến lược tích trữ tiền điện tử
10:41' - 28/05/2025
Trump Media & Technology Group đã công bố kế hoạch huy động khoảng 2,5 tỷ USD nhằm xây dựng một “kho bạc Bitcoin”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoK sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản
09:32' - 28/05/2025
Trong cuộc khảo sát gần đây của Hãng thông tấn Yonhap, tất cả bảy nhà kinh tế được phỏng vấn đều dự báo BoK sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản từ 2,75% xuống 2,50% tại cuộc họp vào ngày 29/5.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương loay hoay giữa lạm phát cao và tăng trưởng yếu
08:35' - 27/05/2025
Những “cơn gió ngược” phần lớn bắt nguồn từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump, đang tạo ra rào cản cho nhiều ngân hàng trung ương, bất kể họ đang theo chính sách tăng hay giảm lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sẽ triển khai cảnh báo nghi lừa đảo khi chuyển khoản
17:22' - 26/05/2025
Khi chuyển tiền qua tài khoản, ứng dụng ngân hàng sẽ xuất hiện cảnh báo nếu tài khoản nhận có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, gian lận để người dùng quyết định có tiếp tục giao dịch hay không.
-
Tài chính & Ngân hàng
SoftBank đề xuất lập quỹ đầu tư chung Mỹ - Nhật 300 tỷ USD
14:12' - 26/05/2025
Nhà sáng lập SoftBank, ông Masayoshi Son đã đề xuất thành lập một quỹ đầu tư chung giữa Mỹ và Nhật Bản, tập trung vào các khoản đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan chuyển hướng ngân sách sang kế hoạch kích thích kinh tế mới
07:00' - 26/05/2025
Chính phủ Thái Lan đã quyết định hủy bỏ kế hoạch phân phát tiền số 10.000 baht qua ứng dụng điện tử và thay vào đó sẽ phân bổ lại hơn 150 tỷ baht cho một kế hoạch kích thích kinh tế mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thông tin cần biết để tránh bị gián đoạn giao dịch ngân hàng từ ngày 1/7
13:31' - 25/05/2025
Sau ngày 1/7, nếu chưa hoàn tất đối chiếu thông tin, khách hàng tổ chức sẽ không thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán và rút tiền qua các kênh điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Các ngân hàng trung ương châu Á có thể nới lỏng lãi suất
08:30' - 25/05/2025
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương châu Á vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế.