EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
Đó là nhận định của Bộ phân phân tích thông tin EIU (Economist Intelligence Unit) trong báo cáo đánh giá về Việt Nam công bố ngày 13/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong báo cáo tựa đề “Ngôi sao đang lên: Vai trò của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng đang thay đổi tại châu Á”, EIU cung cấp đánh giá chi tiết về những điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm thị trường lao động, các chính sách khuyến khích đầu tư và các mối quan hệ thương mại của Việt Nam.
Trong lĩnh vực lao động, EIU cho rằng tiền lương chi trả cho lao động tại Việt Nam sẽ không tăng nhanh tới mức gây tổn hai sự cạnh tranh của Việt Nam, tuy nhiên thiếu lao động kỹ năng sẽ là một hạn chế.
Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà sản xuất công nghệ cao sẽ tiếp tục được hưởng những ưu đãi trong nhiều năm tới.
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại và duy trì quan hệ tốt với các đối tác thương mại, giúp giảm chi phí giao thương của các doanh nghiệp.
Theo thông cáo báo chí của EIU, ông John Marrett, chuyên gia phân tích cao cấp của EIU đánh giá hiện có nhiều sự chú ý về Việt Nam như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng cũng ý kiến cho rằng Việt Nam đang tiến nhanh lên chuỗi giá trị, gần đạt đến giới hạn năng lực trong việc phát triển các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh có những cách thức mà môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ phát triển trong những năm tới và đó là điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần xem xét.
Cũng theo theo chuyên gia John Marrett, những điểm mạnh chính của môi trường kinh doanh của Việt Nam so với các nước trong khu vực là chế độ thuế, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các biện pháp kiểm soát ngoại thương và hối đoái.
Những khía cạnh này được củng cố bởi sự ổn định chính trị trong nước cao hơn so với hầu hết các nước Đông Nam Á khác có mức độ phát triển kinh tế tương tự Việt Nam.
Một hạn chế đối với các nhà đầu tư tìm cách tiếp thị hàng hóa và dịch vụ là cơ sở hạ tầng còn phân tán của Việt Nam, với kết nối giao thông giữa miền Bắc và miền Nam còn hạn chế.
Tuy nhiên, hàng loạt ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và khả năng tiếp cận thị trường nhờ các hiệp định thương mại tự do, kết hợp với chi phí lương cạnh tranh, sẽ đảm bảo Việt Nam vẫn là một lựa chọn hấp dẫn đối với các hoạt động sản xuất và những người đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á.
EIU là một trong những tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo về kinh tế, kinh doanh hàng đầu thế giới, trực thuộc tập đoàn The Economist, trụ sở chính tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, với 40 văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó có Singapore, và nhiều quốc gia khác trên thế giới./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.
-
Ý kiến
IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
13:24' - 13/01/2021
IMF đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì.
-
Ý kiến
Chuyên gia Nga tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng và hạnh phúc
11:56' - 13/01/2021
Bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các quốc gia ở mức âm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?
08:25'
Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020 nhờ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mặc dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khó lường tác động tới tăng trưởng.
-
Ý kiến
Unilever: Hoạt động tiêu dùng toàn cầu sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2021
10:11' - 15/01/2021
Đại dịch COVID-19 đã giúp "thúc đẩy" doanh số bán thực phẩm đóng gói của nhiều công ty như Unilever, Nestle và Kraft Heinz.
-
Ý kiến
Thời báo Phố Wall: Mỹ không cấm đầu tư vào Alibaba, Tencent, Baidu
10:57' - 14/01/2021
Tờ Thời báo Phố Wall đưa tin Washington sẽ không cấm người Mỹ đầu tư vào các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu và Tencent như một số công ty khác do lo ngại về an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
Các công ty hỗ trợ dự án Nord Stream 2 đối mặt với rủi ro bị Mỹ trừng phạt
10:50' - 14/01/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với các công ty châu Âu bị nghi ngờ đang hỗ trợ xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.
-
Ý kiến
Reuters: Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,4% trong năm 2021
22:01' - 13/01/2021
Mức tăng trưởng trong năm 2021 theo dự báo trên là cao nhất trong một thập kỷ.
-
Ý kiến
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.
-
Ý kiến
IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
13:24' - 13/01/2021
IMF đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì.
-
Ý kiến
Chuyên gia Nga tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng và hạnh phúc
11:56' - 13/01/2021
Bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các quốc gia ở mức âm.
-
Ý kiến
BSP: Kinh tế Philippines dự kiến hồi phục "đáng kể" trong năm 2021
09:27' - 13/01/2021
Nền kinh tế Philippines dựa vào tiêu dùng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra.