IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
Việt Nam đã cho thấy cách ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 ngay cả khi chưa có vaccine ngừa bệnh. Đây là nhận định mới nhất của ông Helge Berger, Trợ lý Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về công tác ứng phó với đại dịch của Việt Nam.
Trong bài viết trên The Print của Ấn Độ, ông Berger đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì và truy vết nhanh nguồn bệnh.
Ông nhấn mạnh: “Không chỉ Trung Quốc mà các nước khác ở châu Á, ví dụ như Việt Nam, đã cho thấy vẫn có cách để đối phó với đại dịch, ngay cả khi chưa có vaccine. Điều đó cho phép nền kinh tế trở lại hoạt động ít nhất là ở mức gần với bình thường”.
Quan chức IMF nhấn mạnh kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam có thể áp dụng tại các nước thu nhập thấp đang chỉ biết trông chờ vào vaccine.
Tuy nhiên, ông Berger lưu ý vẫn cần có vaccine để đảm bảo khống chế đại dịch, qua đó mỗi nền kinh tế nói riêng cũng như kinh tế toàn cầu nói chung trở lại hoạt động bình thường.
Đài RFI của Pháp cũng nhận định Việt Nam nằm trong số những quốc gia hiếm hoi ở châu Á kiềm chế hiệu quả đại dịch COVID-19. RFI dẫn lời bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết yếu tố đầu tiên dẫn đến thành công của Việt Nam là do Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh vì thường xuyên phải đối phó với các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não... và hệ thống y tế dự phòng đã được thành lập từ lâu.
Việt Nam cũng đã sớm đóng cửa biên giới với Trung Quốc ngay khi được biết có dịch COVID-19, nhờ vậy, Việt Nam đã chặn đứng con đường lây lan. Biện pháp quan trọng nhất đó là cách ly triệt để những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngoài ra, thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế dịch COVID-19 còn đến từ việc truy vết những ca tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân COVID-19, thậm chí cả người tiếp xúc gần với F1 (tức F2), để xét nghiệm và cách ly luôn nếu cần.
Vì vậy, hiện Việt Nam có rất ít ca lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam chủ yếu đến từ bên ngoài, tức là những ca nhập cảnh.
Cũng theo RFI, nhờ kiềm chế được dịch bệnh COVID-19 và thời gian phong tỏa kéo dài chưa đến 3 tháng, kinh tế Việt Nam đã không bị rơi vào suy thoái trong năm 2020 và Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới đạt mức tăng trưởng 2,9%./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Tổng giám đốc Austal: Doanh nghiệp Australia có cơ hội lớn để thành công tại Việt Nam
16:26' - 11/01/2021
Tổng giám đốc Austal (Austal CEO) Patrick Gregg đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Sydney, chia sẻ một số ý kiến về môi trường đầu tư và kinh nghiệm để kinh doanh thành công ở Việt Nam.
-
Ý kiến
Báo Pháp: Kinh tế Việt Nam vẫn "thoát hiểm" dù gặp khó vì COVID-19
18:07' - 07/01/2021
Tờ Le Figaro của Pháp số ra mới đây đăng bài viết đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Gallup: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế
18:16' - 06/01/2021
Kết quả khảo sát của Gallup International, cho biết Việt Nam hiện đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Báo Séc ca ngợi thành công chống dịch và phát triển kinh tế của Việt Nam
07:08' - 22/01/2021
Trang báo điện tử halonoviny.cz (CH Séc) mới đây đã đăng bài viết ca ngợi thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến
Trung Quốc lên tiếng việc Thụy Điển loại Huawei và ZTE trong phát triển mạng 5G
21:33' - 21/01/2021
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào để Thụy Điển loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của mình với lý do gọi là an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
WHO trấn an về việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19
13:40' - 21/01/2021
Ngày 20/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tất cả những người muốn tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đều sẽ được tiêm phòng, vì vậy không nên lo lắng về việc tiếp vaccine.
-
Ý kiến
Học giả Indonesia: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế
16:30' - 20/01/2021
Theo nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, “với một chính phủ đổi mới, tiến bộ”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn về phát triển kinh tế.
-
Ý kiến
Học giả Singapore ấn tượng về những thành công của Việt Nam
12:21' - 20/01/2021
Trong 5 năm qua và gần nhất là năm 2020, vị thế của Việt Nam được thể hiện rõ với 3 điểm nhấn: đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN; ủy viên không thường trực HĐBALHQ; chủ trì lễ ký kết RCEP.
-
Ý kiến
Keidanren: Tăng lương cơ bản trên diện rộng là “không thực tế" trong bối cảnh COVID-19
07:00' - 20/01/2021
Theo Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), việc tăng lương cơ bản trên tất cả các lĩnh vực là “không thực tế” giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn với một số lĩnh vực.
-
Ý kiến
Truyền thông New Zealand: Thời điểm thịnh vượng của Việt Nam
18:16' - 19/01/2021
Theo trang asiamediacentre.org.nz (New Zealand), Việt Nam gần đây nổi lên là nước châu Á mới nhất có vị thế ngày càng vững chắc trong khu vực và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai.
-
Ý kiến
3 bài học nổi bật từ dịch COVID-19 theo đánh giá của WHO
10:39' - 19/01/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã để lại 3 bài học cho tất cả các nước thành viên của WHO cũng như Liên hợp quốc (LHQ).
-
Ý kiến
Mỹ: Bộ quy tắc của Australia có thể gây “hậu quả tiêu cực” cho các công ty công nghệ
10:23' - 19/01/2021
Trong bức thư gửi Thượng viện Australia, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằng dự thảo bộ quy tắc của Australia "được soạn thảo một cách mơ hồ và khó hiểu".