EU chưa thể thống nhất về ứng dụng truy vết COVID-19
Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp giữa các quốc gia thành viên có thể khiến hiệu quả của ứng dụng truy vết nhằm phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 này bị hạn chế.
Croatia - nước đang là Chủ tịch luân phiên của EU - cho biết, trong cuộc họp trực tuyến ngày 28/4, các Bộ trưởng EU đã lưu ý tầm quan trọng của việc phối hợp trong công tác triển khai ứng dụng vì vai trò quan trọng của các ứng dụng này đối với quyết định nới lỏng hoặc bãi bỏ biện pháp kiểm tra biên giới giữa các nước thành viên, hay việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập cảnh ở biên giới ngoài EU.Tuy nhiên, để điều này có thể thành hiện thực, các quốc gia thành viên có lẽ cần sử dụng cùng một ứng dụng hoặc ít nhất là các ứng dụng tương tự - một nguồn tin từ EU đã thông báo điều này cho trang mạng châu Âu EURACTIV. Nguồn tin trên cho biết thêm rằng các quốc gia khu vực Nam Âu và Địa Trung Hải đã và đang thúc đẩy ý tưởng về một ứng dụng chung duy nhất cho toàn bộ EU.Một giao thức tập trung - theo đó dữ liệu được lấy từ quá trình theo dõi liên lạc được lưu trữ trên một máy chủ trung tâm - hiện được Pháp và Vương quốc Anh ủng hộ, trong khi các nước EU khác bao gồm Áo và đến nay là Đức đã chọn mô hình phi tập trung, với dữ liệu được xử lý trên thiết bị di động cầm tay của người dùng.Trước đây, Đức đã ủng hộ hoạt động của dự án Truy tìm khoảng cách gần đảm bảo quyền riêng tư tại châu Âu (PEPP-PT), theo đó phương pháp tập trung được áp dụng.Tuy nhiên, Berlin đã thay đổi quan điểm sau một loạt những chỉ trích về cách tiếp cận PEPP-PT. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đức Helge Braun và Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết cuối tuần qua rằng nước này sẽ hỗ trợ cho một mô hình quản lý và khai thác dữ liệu phi tập trung để thay thế.Chính phủ Pháp gần đây đã kêu gọi Apple hạ cấp các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư để cho phép dữ liệu được rút ra từ các thiết bị của người dùng. Vào cuối tuần qua, Bộ trưởng Kỹ thuật số của Pháp Cédric O đã thúc giục tập đoàn Apple nới lỏng các hạn chế về kỹ thuật trên thiết bị của họ, qua đó cho phép dữ liệu được chuyển từ một ứng dụng ngay cả khi không được sử dụng trực tiếp bởi người dùng. Cùng với đó, Apple và công ty mẹ của Google là Alphabet cũng đã hỗ trợ một giao thức phi tập trung trong các cấu trúc xử lý dữ liệu, điều mà họ cho là sẽ giúp đảm bảo an toàn thông tin mạng hơn.Tại Anh, một dự án được tiến hành bởi NHSX - chi nhánh đổi mới kỹ thuật số của Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia - đang mâu thuẫn với Apple và Google, do họ muốn đi theo cách tiếp cận tập trung.Người đứng đầu NHSX Matthew Gould, đã thông báo cho các nghị sĩ trong Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hạ viện Anh ngày 28/4 rằng ứng dụng này sẽ có thể được sử dụng trong vài tuần tới, ở một môi trường được kiểm soát tập trung.Người phát ngôn của NHSX mới đây cho biết ứng dụng của họ tuân theo mô hình tập trung và sẽ hoạt động hiệu quả ngay cả khi người dùng không trực tiếp vận hành ứng dụng.Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng châu Âu ngày 28/4 đã cảnh báo về tác dụng phụ tiêu cực của việc sử dụng một số ứng dụng di động, theo đó việc đánh giá tác động về hiệu quả của các công nghệ này cần được thực hiện trước khi chúng được đưa vào áp dụng.Hội đồng châu Âu nhấn mạnh rằng hệ thống truy vết liên lạc kỹ thuật số phải dựa trên một cấu trúc được áp dụng nhiều nhất có thể đối với việc xử lý và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị của từng người dùng, nhưng cũng cảnh báo rằng các lỗ hổng vẫn tồn tại trong cả hai giao thức.Ngoài ra, ngày 28/4, Nghị sĩ đảng Xanh châu Âu, luật sư Serge Lagodinsky, đã nói rằng đứng trên quan điểm pháp lý của EU, các loại công nghệ theo dõi liên lạc nói trên chỉ có thể được hỗ trợ nếu dữ liệu được thu thập với sự đồng ý của người dùng, sử dụng cho các mục đích được xác định, thời gian áp dụng có giới hạn và dữ liệu phải được lưu trữ theo cách phi tập trung.Trước đó, các Bộ trưởng Y tế EU đã nhóm họp với Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton và Ủy viên phụ trách tư pháp Didier Reynders để thảo luận về cách thức sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để truy dấu vết lây lan của dịch bệnh COVID-19, mục đích nhằm chuẩn bị cho dỡ bỏ các biện pháp cách ly.Trong khi một số quốc gia thành viên đã sở hữu các ứng dụng đang hoạt động, hầu hết các quốc gia thành viên vẫn đang trong giai đoạn phát triển một ứng dụng tương tự. Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các quốc gia thành viên đảm bảo khả năng tương tác giữa các ứng dụng về truy tìm dấu vết được đưa vào khai thác.Trong bộ tài liệu hướng dẫn được EC và các quốc gia thành viên nhất trí gần đây với tên gọi “Cẩm nang chung của EU về các ứng dụng di động trong cuộc chiến chống COVID-19 cho các quốc gia thành viên”, khối này đã cảnh báo chống lại việc xử lý và lưu trữ dữ liệu về định vị.Tài liệu này cũng khuyến nghị rằng các công nghệ chỉ nên được áp dụng trên cơ sở tự nguyện và chúng phải đảm bảo tôn trọng quyền riêng tư bằng cách chỉ sử dụng dữ liệu ẩn danh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh thử nghiệm chương trình mới truy vết virus SARS-CoV-2
07:59' - 04/05/2020
Ngày 3/5, Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove cho hay, vào tuần tới, Anh sẽ thử nghiệm một chương trình mới truy vết virus SARS-CoV-2 ở Đảo Wight, nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Nam của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật mới COVID-19 Việt Nam và thế giới 4/5: Số ca tử vong ở các nước châu Âu giảm
06:13' - 04/05/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới sáng 4/5, Nga có thêm hơn 10.600 ca nhiễm mới và 58 ca tử vong chỉ trong 24 giờ. Trong khi đó, số ca tử vong ở các nước châu Âu đều giảm mạnh.
-
Kinh tế tổng hợp
Lãnh đạo châu Âu ủng hộ kế hoạch gây quỹ tìm kiếm vaccine chống COVID-19
19:30' - 03/05/2020
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang ra sức ủng hộ một sáng kiến gây quỹ 7,5 tỷ euro (tương đương 8,3 tỷ USD) cho cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Châu Âu chiếm gần một nửa số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu
19:48' - 02/05/2020
Với ít nhất 1.506.853 ca mắc COVID-19, trong đó có 140.260 ca tử vong, hiện châu Âu là châu lục bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.