EU chưa tìm được lối thoát cho ngành sữa
Theo đó, các quốc gia phản đối việc điều hành sản xuất sữa như Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Ireland, Đức, vẫn không hề thay đổi quan điểm. Ủy ban châu Âu (EC) lại chỉ cho phép thực hiện biện pháp này trên cơ sở tự nguyện nên không một quốc gia nào áp dụng vì mỗi nước đều lo ngại nếu nước láng giềng không thực hiện biện pháp này.
Điều phối tạm thời sản lượng sữa được cho là giải pháp duy nhất giúp đẩy tăng giá sữa hiện đang ở mức thấp tại thị trường châu Âu. Đây là quan điểm mà Bỉ và phần lớn các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ.
Chương trình nghị sự cuộc họp 28 Bộ trưởng Nông nghiệp EU tập trung vào hai điểm chính liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng ngành sữa: tình hình thị trường và việc triển khai các biện pháp hỗ trợ nông dân được quyết định từ hồi tháng Ba vừa qua.
Những con số trong ngành sữa mà Hội đồng Nông nghiệp đưa ra tại cuộc họp cho thấy rõ tình trạng sản xuất dư thừa trong EU. Sản lượng sữa trung bình trong tháng Một và tháng Hai tăng khoảng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, mức tăng được ghi nhận tại Bỉ và nhiều quốc gia khác là hơn 10%. Kể cả khi xuất khẩu sữa bột tăng 13% nhưng nếu giá vẫn “giậm chân tại chỗ” thì triển vọng của ngành sữa vẫn rất bi đát.
Liên quan đến các biện pháp hỗ trợ ngành sữa, Ủy viên EU phụ trách nông nghiệp Phil Hogan cho biết hồi tháng 9/2015, châu Âu đã giải ngân 420 triệu euro cho ngành sữa nhưng chỉ có 46% tổng số tiền được các quốc gia sử dụng.
13 quốc gia hiện vẫn không chi một đồng nào để hỗ trợ nhà sản xuất. Theo ông Hogan, những biện pháp hỗ trợ mới sẽ được thảo luận tại cuộc họp Bộ trưởng Nông nghiệp EU diễn ra vào tháng Sáu tới.
Còn theo Bộ trưởng Nông nghiệp liên bang Bỉ Willy Borsus, EC có ý định tiến một bước xa trong tháng Sáu tới bằng cách phối hợp điều phối, nhưng biện pháp này vẫn sẽ không thể được triển khai nếu không có sự tham gia của các quốc gia “nặng ký”.
Nhận định về các biện pháp hỗ trợ ngành sữa được EC triển khai từ tháng 6/2015, ông Borsus cho rằng các biện pháp này đã không đảo ngược được xu hướng đi xuống của thị trường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Wallonie-Brussels (Bỉ) René Collin cảnh báo nông nghiệp châu Âu sẽ “đâm vào tường” nếu cứ cố từ chối thiết lập phương thức điều hành sản xuất cụ thể.
Bộ trưởng René Collin tỏ ý lo ngại cuộc họp vào tháng Sáu tới không có nhiều hy vọng để giải quyết cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở châu Âu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Người di cư với "việc làm 1 euro” tại Đức
13:43' - 17/05/2016
Tại Đức, hàng nghìn người di cư đến từ Iraq , Syria, Moldova... đang làm các công việc như sửa xe đạp, quét dọn vỉa hè...với mức lương khoảng 1 euro/giờ.
-
Kinh tế Thế giới
Cử tri Anh vẫn do dự trước quyết định "đi hay ở lại" EU
11:12' - 17/05/2016
Kết quả cuộc thăm dò thăm dò trực tuyến tại Anh cho thấy có tới 47% số người được hỏi ủng hộ "Brexit", trong khi chỉ có 43% chọn ở lại và 10% vẫn chưa quyết định.
-
Kinh tế Thế giới
LHQ chỉ trích EU "thiếu tầm nhìn" về khủng hoảng di cư
08:05' - 17/05/2016
Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Francois Crepeau đã chỉ trích phản ứng của Liên minh châu Âu (EU) với cuộc khủng hoảng tị nạn là "thiếu tầm nhìn".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.