EU công bố đề xuất cải cách các quy định tài khóa
Ngày 26/4, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố đề xuất cải cách các quy định tài khóa, vốn được mong đợi từ lâu và cũng là nguyên nhân gây chia rẽ giữa các nước thành viên của khối xoay quanh việc làm sao để vừa khuyến khích đầu tư vừa đảm bảo giám sát đầy đủ chi tiêu của các chính phủ.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, đã trình bày về các đề xuất cải cách nhằm đơn giản hóa các quy định phức tạp được biết đến với tên gọi là Hiệp định ổn định và phát triển. Bộ quy định này cho phép giới hạn số tiền mà các thành viên EU có thể vay.
Các ý kiến phản đối cho rằng các quy định đã không thể ngăn chặn tình trạng nợ công tăng tại 27 nước thành viên và cần được cải cách để phù hợp với thực tế tại các nền kinh tế đa dạng trong khối. Hiện hiệp định này đang được đình chỉ tạm thời để các nước ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.
EC đặt mục tiêu tham vọng là sẽ hoàn tất đàm phán về đề xuất cải cách này vào cuối năm nay nhưng nhiều khả năng mục tiêu này sẽ không trở thành hiện thực trong bối cảnh tồn tại chia rẽ giữa các nước thành viên EU, đặc biệt giữa các nước ở Bắc Âu như Đức và Nam Âu như Italy.
Đức, quốc gia bảo vệ các quy định tài khóa nghiêm ngặt, lo ngại kế hoạch cải cách nới lỏng quá mức những ràng buộc ngân sách và làm tổn hại tính công bằng trong khối. Italy và một số nước cho rằng những quy định nghiêm ngặt giới hạn khả năng đầu tư của các nước.
Hiệp định hiện nay quy định các khoản thâm hụt ngân sách công của các nước EU không được quá 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công phải dưới mức 60% GDP.
Những cải cách mới được EC đề xuất ngày 26/4 không quá khác so với nội dung kế hoạch mà cơ quan này từng công bố hồi tháng 11/2022. Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho biết với những đề xuất trên, EC đảm bảo cả yếu tố công bằng và cân nhắc tình hình cụ thể tại các nước thành viên.
EU cũng muốn tạo thêm điều kiện để các nước đầu tư cho lĩnh vực kỹ thuật số và chuyển đổi xanh khi Brussels phải đương đầu với thách thức cạnh tranh từ Mỹ và Trung Quốc, những nơi có chi phí năng lượng rẻ hơn và đang đưa ra những khoản trợ cấp có thể khiến các doanh nghiệp quyết định rời khỏi châu Âu.
Theo đề xuất cải cách, các nước thành viên có thể đưa ra lộ trình điều chỉnh dần dần, thông qua cải cách và đầu tư, để giảm thâm hụt ngân sách trong giai đoạn ít nhất là 4 năm.
EC cũng yêu cầu các nước thành viên nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách 0,5%/năm nếu mức thâm hụt trên mức 3% GDP. Các nước thành viên nếu rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng có thể được ngoại lệ để thực hiện những biện pháp đặc biệt vốn bị cấm theo quy định
Năm 2020, EU đã cho phép các nước thành viên tạm dừng áp dụng Hiệp định ước ổn định và phát triển để rót tiền hỗ trợ các nền kinh tế ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19. Năm 2022, quyết định tạm dừng áp dụng hiệp định được gia hạn trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh.
Từ đó, nợ công của các nước thành viên EU cũng đã tăng nhanh chóng. Nợ công của Italy gần 150% GDP trong khi nợ công Pháp là 110% GDP, đều cao hơn các mức giới hạn mà EU đề ra. Hiệp định sẽ được khôi phục hiệu lực từ năm 2024 trong khi điều duy nhất mà các nước thành viên có thể nhất trí cho đến nay là cần cải cách hiệp định này./.
- Từ khóa :
- EU
- liên minh châu âu
- quy định tài khóa
- chi tiêu công
Tin liên quan
-
Tài chính
Pháp tiếp tục trợ cấp tiền điện thêm 2 năm
08:56' - 22/04/2023
Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire cho biết chính phủ sẽ tiếp tục trợ cấp tiền điện đến năm 2025 trong bối cảnh giá điện vẫn cao và một số nhà máy điện hạt nhân của nước này vẫn ngừng hoạt động.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua của các nền kinh tế trong "thập kỷ mất mát"
05:30' - 14/04/2023
Việc đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm phụ thuộc phần lớn vào việc đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng và công nghệ, cũng như năng lực quản lý kinh tế và các thể chế kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giảm gánh nợ công
11:51' - 02/12/2024
Với vai trò là "người gác cửa" ngân sách quốc gia, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh trong quản lý ngân sách.
-
Tài chính
Canada thuyết phục Tổng thống đắc cử Mỹ về vấn đề thuế quan
10:56' - 02/12/2024
Ông Trump đã cảnh báo về việc áp thuế 25% đối với các sản phẩm từ Canada và Mexico nếu hai nước này không ngăn chặn dòng chảy ma túy và người di cư qua biên giới.
-
Tài chính
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa áp thuế 100% với BRICS
11:25' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) và các quốc gia khác nếu làm suy yếu đồng USD.
-
Tài chính
Perth trở thành thủ phủ có giá thuê nhà đắt đỏ nhất Australia
08:36' - 01/12/2024
Trung bình một người thuê nhà ở thành phố này phải chi gần 1/3 thu nhập cho tiền thuê nhà, cao hơn cả ở Sydney.
-
Tài chính
Ukraine tăng thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh xung đột
09:02' - 30/11/2024
Việc tăng thuế sẽ giúp bổ sung khoảng 140 tỷ hryvnia (3,4 tỷ USD) thu ngân sách vào năm tới, sử dụng cho các hoạt động quốc phòng của Ukraine.
-
Tài chính
Bán hàng qua nền tảng thương mại điện tử, khai nộp thuế thế nào?
09:10' - 29/11/2024
Ông Vũ Văn Tuấn (Bắc Ninh) là chủ hộ kinh doanh, bán hàng trên trang thương mại điện tử TikTok Shop. Từ tháng 7/2024, TikTok thu phí sàn không bao gồm các khoản thuế phải nộp tại Việt Nam.
-
Tài chính
Bước tiến quan trọng của Việt Nam trong cải cách quản lý tài chính công
18:49' - 28/11/2024
Kết quả Báo cáo đánh giá PEFA lần này ghi nhận những bước tiến quan trọng của Việt Nam trong cải cách quản lý tài chính công.
-
Tài chính
Doanh thu từ thuế dự kiến cao kỷ lục 5 năm liên tiếp
15:30' - 28/11/2024
Doanh thu từ thuế của Nhật Bản trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2025) có khả năng đạt mức cao kỷ lục 5 năm liên tiếp, các nguồn tin của chính phủ cho biết.
-
Tài chính
Không thể đạt mốc lịch sử 100.000 USD, Bitcoin sẽ có đợt giảm giá mạnh?
07:43' - 28/11/2024
Bitcoin đã tăng 120% từ đầu năm đến nay và khoảng 34% trong tháng này, nhờ vào việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và có nhiều các nhà lập pháp ủng hộ tiền điện tử trong Quốc hội.