EU lên kế hoạch cải cách hệ thống thuế năng lượng
Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni của Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU đang lên kế hoạch cải cách hệ thống thuế năng lượng hiện tại của khối trong nỗ lực đồng bộ hóa hệ thống này với các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Theo ông Gentiloni, đã đến lúc EU cần cập nhật Chỉ thị đánh thuế năng lượng đã có từ cách đây gần hai thập kỷ với tỷ lệ tối thiểu không thay đổi kể từ năm 2003. Ông nhận định hệ thống thuế năng lượng hiện nay không phản ánh đúng tình hình năng lượng thực tế hay đảm bảo hiệu quả bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến tình trạng nhiên liệu gây ô nhiễm bị đánh thuế thấp hơn so với các lựa chọn thay thế “sạch” hơn.
Với kế hoạch cải cách mới, các nước thành viên EU có thể giảm bớt gánh nặng thuế cho các hộ gia đình có thu nhập thấp khi tiến hành điều chỉnh hệ thống thuế để xanh hóa việc sử dụng năng lượng trong những năm tới.
Ngoài đề xuất trên, ông Gentiloni cũng trình bày về Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon, trong nỗ lực ngăn chặn việc "rò rỉ carbon", khi các công ty có thể chuyển hoạt động của họ sang các khu vực pháp lý khác để tránh các "quy định xanh" của chính phủ.
Hai đề xuất trên là một phần của lộ trình toàn diện nhằm hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng của EU là đến năm 2030 giảm ít nhất 55% lượng khí thải so với các mức của năm 1990 và trung hòa carbon vào năm 2050./.
>>>Các nhà đầu tư kêu gọi thiết lập mức giá carbon toàn cầu
- Từ khóa :
- eu
- thuế năng lượng
- châu âu
- thuế carbon
- biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi các nước thông qua giá trần carbon chung
09:02' - 20/06/2021
IMF kêu gọi các nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới hàng đầu thế giới thông qua giá trần carbon chung, coi biện pháp này mang lại một "triển vọng thực tế" nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Việt Nam và OECD ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
07:39'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 22/3 tại Paris, Việt Nam và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, viết tắt là MAAC.
-
Tài chính
Lạm phát tại Canada tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 2/2023
08:46' - 22/03/2023
Theo Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), tỷ lệ lạm phát của Canada đã giảm xuống 5,2% trong tháng 2/2023, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
-
Tài chính
Người dân Canada chưa sớm thoát cảnh khó khăn về tài chính
07:49' - 21/03/2023
Kết quả thăm dò còn cho thấy chỉ có 1 trong 5 người được hỏi nghĩ rằng tình hình tài chính của họ sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới.
-
Tài chính
Nhật Bản sẽ chi thêm hơn 15 tỷ USD để giảm tác động của lạm phát
16:51' - 20/03/2023
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi thêm hơn 2.000 tỷ yen (gần 15,3 tỷ USD) từ quỹ dự phòng để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm giảm bớt tác động của lạm phát tới nền kinh tế nước này.
-
Tài chính
Bắt giữ lượng ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước tới nay tại cảng Hải Phòng
15:42' - 20/03/2023
Tổng cục Hải quan cho biết, sáng 20/3 tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Công an Hải Phòng khám xét 1 container 20 feet chứa ngà voi nhập lậu từ châu Phi.
-
Tài chính
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico
07:37' - 20/03/2023
Ngày 19/3, sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh Mercado Libre tuyên bố kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
-
Tài chính
Deloitte bị phạt 31 triệu USD do thiếu sót trong kiểm toán tại Trung Quốc
07:30' - 19/03/2023
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chi nhánh của Deloitte tại Bắc Kinh đã không thực hiện đúng và để xảy ra nhiều thiếu sót trong quá trình kiểm toán đối với công ty China Huarong Asset Management.
-
Tài chính
Đức và Nhật Bản ứng phó với những biến động tài chính
19:50' - 18/03/2023
Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây.
-
Tài chính
IMF mở đường cho các nước tiếp cận chương trình cho vay mới dễ dàng hơn
18:00' - 18/03/2023
IMF đã thông qua các sửa đổi quy định để cho phép thể chế tài chính này phê duyệt các chương trình cho vay mới dành cho các quốc gia đang đối mặt với tình trạng "bất ổn cao cá biệt".