EU lùi thời gian thỏa thuận với Anh vào tháng 11
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/9 đã nhất trí tổ chức một hội nghị đặc biệt vào tháng 11 tới để hoàn tất thỏa thuận về việc nước Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp EU ở Salzburg, Áo, Thủ tướng nước chủ nhà Sebastian Kurz nêu rõ: "Sẽ có một hội nghị đặc biệt trong tháng 11, và các nước và lãnh đạo các chính phủ sẽ ủng hộ điều đó".
Ban đầu, các lãnh đạo EU muốn đạt được một thỏa thuận về vấn đề Brexit tại hội nghị chính thức vào tháng 10.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng đàm phán bế tắc, việc đạt thỏa thuận trước hội nghị dự kiến vào tháng 10 tỏ ra rất khó khăn.
Chủ tịch EU Donald Tusk đã đề xuất tổ chức một hội nghị bất thường vào giữa tháng 11 để các bên có đủ thời gian hoàn tất một thỏa thuận.
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của các nhà lãnh đạo EU tại thành phố Salzburg là nhằm tháo ngòi nổ cho những căng thẳng về vấn đề người di cư và thiết lập các cuộc đàm phán sau cùng cho một thỏa thuận về Brexit.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 19 -20/9 này là sự khởi đầu cho loạt 3 hội nghị thượng đỉnh sẽ được tiến hành trong 3 tháng kế tiếp để hoàn tất các thủ tục "ly hôn" giữa London và Brussels.
Thủ tướng Anh Theresa May (Thê-rê-xa Mây) cũng dự hội nghị trên song đã rời đi vào giờ ăn trưa khi các lãnh đạo 27 nước còn lại của EU lên kế hoạch về cách tiếp cận giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán.
Cùng ngày, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh David Lidington cho biết Anh đã hoàn thành "85% ... 90% lộ trình để ấn định" một thỏa thuận với EU.
Ông Lidington cũng bày tỏ tin tưởng có thể đạt được thỏa thuận vào tháng 10 hoặc 11 bất chất những khó khăn còn tồn tại.
Theo ông Lidington, một vấn đề then chốt còn tồn tại cần được nhất trí là vấn đề biên giới với Ireland.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney cùng ngày nhấn mạnh để có thể đạt được thỏa thuận Brexit, cần sự sâu sắc hơn nữa trong các cuộc đàm phán, điều mà theo ông, đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Biên giới Ireland hiện là một trong những vấn đề gai góc cuối cùng trong tiến trình đàm phán Brexit.
Các quan chức Chính phủ Anh cho biết Thủ tướng May sẽ không chấp nhận kế hoạch mới của trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier nếu như ông vẫn khăng khăng với ý tưởng duy trì một biên giới hải quan giữa Bắc Ireland và phần còn lại của nước Anh.
Sự kiên định của bà May trong vấn đề này là nguyên nhân khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố rằng thỏa thuận Brexit vẫn “xa vời”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận về Brexit vẫn còn xa vời
10:14' - 20/09/2018
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã thẳng thừng nói rằng thỏa thuận Brexit vẫn “xa vời”.
-
Kinh tế Thế giới
EU cảnh báo kế hoạch Brexit của Anh "cần phải điều chỉnh"
07:36' - 20/09/2018
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo "về các vấn đề khác như biên giới Ireland hay khuôn khổ hợp tác kinh tế, các đề xuất của Anh cần phải được điều chỉnh".
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về Brexit
22:02' - 19/09/2018
Anh có thể tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, nếu các nghị sĩ quốc hội bác bỏ kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.