EU-Nhật Bản sát cánh duy trì trật tự thương mại đa phương
Quan trọng hơn, thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất mà hai bên đạt được cũng là một thông điệp mạnh mẽ về một trật tự thương mại đa phương quốc tế dựa trên các quy tắc.
Mặc dù Nhật Bản và EU bắt đầu đàm phán thỏa thuận tự do thương mại từ năm 2013, song việc hai bên đạt được EPA vào thời điểm này được đánh giá là mang tính biểu tượng cao. Cả Nhật Bản và EU đều là những đồng minh và đối tác chủ chốt của Mỹ, cùng đang chịu ảnh hưởng của những chính sách thuế mới mà Washington thực thi.
Mối quan hệ đồng minh chiến lược của EU với Mỹ và Nhật Bản với Mỹ cũng đều đang trong tình trạng “bấp bênh” do việc tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm và thép mà chính quyền Tổng thống Donald Trump mới ban hành nhằm “hiện thực hóa" cam kết tranh cử “Nước Mỹ trước tiên".
Thỏa thuận thương mại mới được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể kim ngạch thương mại giữa hai bên, hiện đạt khoảng 152 tỉ USD trong năm 2017. Sau khi đi vào hoạt động, thỏa thuận này cũng sẽ tạo ra một trong những khu vực kinh tế tự do lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu với khoảng 600 triệu dân, tạo cơ hội cho cả hai bên cũng như có thể kết nối với các nền kinh tế khác.
Trước mắt, EPA Nhật Bản - EU sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hai bên. Các chuyên gia Nhật Bản ước tính thỏa thuận mới sẽ giúp tăng GDP của Nhật Bản thêm 1% (tương đương khoảng 45 tỷ USD), và tạo thêm 290.000 việc làm mới trên toàn quốc.
Đối với châu Âu, ngành thực phẩm được xem là hưởng lợi lớn nhất từ thỏa thuận. Mặc dù Nhật Bản được đánh giá là nền kinh tế có quy mô lớn thứ tư thế giới (sau EU, Mỹ và Trung Quốc) song chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ bảy của EU.
Chính vì vậy EPA ước tính sẽ giúp EU tăng cường xuất khẩu thực phẩm sang Nhật Bản, thị trường có nhu cầu lớn về các thực phẩm chất lượng cao của EU, như pho mát, sô cô la, thịt và mì ống.
Đối với Nhật Bản, ngành ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô được dự kiến sẽ thu lợi lớn nhờ vào việc EPA sẽ giúp tăng doanh số bán ra tại châu Âu, thị trường mà các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản vẫn đang bị tụt hậu so với các đối thủ châu Âu.
Tập đoàn ô tô Mazda của Nhật Bản đã gọi EPA Nhật Bản – EU là “thành tựu lớn”. Hiện tại thị phần ô tô của Nhật Bản tại châu Âu chỉ vào khoảng 10%, thấp hơn so với thị phần tại Mỹ và châu Á.
Mặt khác, với việc đạt được thỏa thuận này, vai trò của Nhật Bản và EU với tư cách là hai đối tác kinh tế chủ chốt và có trách nhiệm trong nền kinh tế toàn cầu cũng được khẳng định.
Đặc biệt đối với Tokyo, thông qua việc hoàn tất ký kết EPA với EU, chính sách Abenomics với chủ trương sử dụng xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng tiếp tục được chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thực thi một cách quyết liệt.
Sau thành công của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Nhật Bản đóng vai trò là thành viên đi đầu, EPA Nhật Bản – EU được giới chuyên gia đánh giá là thành công tiêu biểu thứ hai của chính phủ Thủ tướng Abe trên lĩnh vực kinh tế và trong nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại.
EPA Nhật Bản – EU còn là động thái mở đầu cho sự dịch chuyển trong mối quan hệ thương mại toàn cầu, đồng thời báo hiệu cho sự xuất hiện của nhiều thỏa thuận tự do thương mại khác trên thế giới. Xu thế này sẽ khiến Mỹ mất lợi thế trong thương mại toàn cầu.
Thay vì tập trung vào Mỹ, vốn được coi là thị trường xuất khẩu hấp dẫn nhất thế giới, cả Nhật Bản và EU giờ đây đang chọn lựa việc xích lại gần nhau để tạo ra một trật tự thương mại thế giới mới. Rõ ràng, EPA Nhật Bản – EU sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ và tăng lợi thế cho cả hai bên khi đối mặt với những yêu cầu thương mại từ Mỹ.
Điều này đã được minh chứng trong thực tế, như thỏa thuận tự do thương mại Nhật Bản – Chilê đã giúp quốc gia Nam Mỹ này tăng gấp 5 lần xuất khẩu rượu vang vào Nhật Bản. Trong khi đó, ảnh hưởng từ thỏa thuận này, xuất khẩu rượu vang của California (Mỹ) sang Nhật Bản đã giảm tới 30%.
Những thỏa thuận thương mại tự do như vậy thể hiện sự thắng thế của tự do thương mại trước chủ nghĩa bảo hộ, giúp duy trì một trật tự thương mại đa phương dựa trên luật định.
Thành công của EPA Nhật Bản – EU cũng sẽ làm lộ rõ tác động tiêu cực của chính sách bảo hộ đơn phương mà Mỹ đang triển khai đối với nền kinh tế và người lao động Mỹ. Đơn cử như việc nông sản EU được tạo cơ hội để tiếp cận thị trường Nhật Bản, sẽ là "đòn mạnh" giáng vào nông dân Mỹ, vốn đang hy vọng Nhật Bản sẽ phải nhượng bộ trước sức ép của Nhà Trắng trong việc mở cửa thị trường cho nông sản Mỹ.
Như vậy, thay vì tạo thuận lợi, việc thực thi các biện pháp bảo hộ sẽ hạn chế các cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh thương mại của chính các sản phẩm Mỹ.
Việc Nhật Bản – EU “kề vai sát cánh” để thúc đẩy EPA đã khẳng định dù không có sự hợp tác của Mỹ, tự do thương mại và mở cửa thị trường tiếp tục là xu thế chủ đạo của đa số nền kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi có nhiều thỏa thuận tự do thương mại đã được hoàn tất hoặc đang trong quá trình đàm phán, tự do thương mại sẽ tiếp tục là công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển của mỗi nền kinh tế thành viên cũng như của khu vực./.
>>>Lãnh đạo EU đánh giá FTA với Nhật Bản là thông điệp rõ ràng chống chủ nghĩa bảo hộ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hoan nghênh ý định tham gia CPTPP của Anh
12:23' - 19/07/2018
Tokyo ngày 19/7 hoan nghênh việc London quan tâm đến việc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ giảm lần đầu tiên trong 17 tháng
11:29' - 19/07/2018
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong 17 tháng qua do tâm lý lo ngại về chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Gần 10.000 người nhập viện do nắng nóng
18:03' - 18/07/2018
Ngày 18/7, Chính phủ Nhật Bản thông báo tính từ cuối ngày 15/7 đã có 12 người tử vong và gần 10.000 người phải nhập viện trong khi nắng nóng tiếp tục kéo dài tại nhiều khu vực của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.