EU nhất trí giải quyết vấn đề nợ công
Các Bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí rằng xu hướng tăng giá tiêu dùng hiện nay sẽ giảm dần trong năm 2022 và cần giải quyết vấn đề nợ công cao do tác động của đại dịch COVID-19, song phải tránh việc gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát tại 19 nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 10 vừa qua đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 - mức cao kỷ lục trong 13 năm qua. Nguyên nhân khiến lạm phát tháng 10 tăng mạnh là do giá năng lượng tăng 23,5% khi kinh tế phục hồi nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhảy vọt.
Các Bộ trưởng EU bắt đầu lo ngại rằng xu hướng này sẽ khiến tiền lương tăng mạnh hơn, kéo theo vòng xoáy lạm phát.
Phát biểu tại họp báo sau phiên thảo luận của các Bộ trưởng, Chủ tịch Nhóm các Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) Paschal Donohoe nhận định giá cả tăng cao là do chịu ảnh hưởng của những yếu tố mang tính tạm thời, song xu hướng này có nguy cơ kéo dài hơn dự báo do đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau những tác động của đại dịch COVID-19.
Ông Donohue kỳ vọng xu hướng này sẽ thay đổi hoặc giảm đi trong năm 2022 và thời điểm bước vào năm 2023.
Cũng tại cuộc họp, các Bộ trưởng đã thảo luận về cải cách các quy định ngân sách của EU, vốn buộc các chính phủ phải duy trì thâm hụt ngân sách dưới mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ dưới 60% GDP, nhằm thích ứng với các điều kiện kinh tế hậu đại dịch như tình trạng nợ công cao, cần có khoản đầu tư lớn để chống biến đổi khí hậu.
Giờ đây, việc cắt giảm nợ công theo các quy định này đã trở thành mục tiêu quá tham vọng đối với phần lớn các nước EU, trong khi lại hầu như không hỗ trợ được cho khoản đầu tư của chính phủ.
Uỷ viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Paolo Gentiloni khẳng định các nước cần nghiêm túc tìm cách kiềm chế mức nợ công cao, đặc biệt không nên gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Gentiloni, mặc dù các nước EU chưa đạt được sự đồng thuận trong hành động, nhưng đều có nhận thức chung rằng mức nợ công cao là một vấn đề cần giải quyết.
Các chính phủ EU hiện vẫn đang chia rẽ về quy mô điều chỉnh, theo đó so với các nước phía Bắc, các nước phía Nam EU quan tâm hơn đến việc nới lỏng quy định giảm nợ và trao quy chế đặc biệt cho đầu tư như miễn đưa danh mục này vào việc tính thâm hụt.
Ông Gentiloni cho rằng các nước EU cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra tiếng nói chung cho những đề xuất sẽ được đưa ra vào quý I/2022./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ công của Italy lập kỷ lục mới
07:31' - 19/08/2021
Nợ công của Italy đã đạt mức kỷ lục mới là 2.690 tỷ euro (3.170 tỷ USD) trong tháng 6/2021, tăng 9,2 tỷ euro (10,8 tỷ USD) so với tháng 5/2021.
-
Tài chính
Nợ công của Pháp tăng mạnh trong quý I/2021, lên tới 118,2% GDP
09:38' - 26/06/2021
Theo INSEE, sau khi giảm 23,7 tỷ euro trong quý IV/2020, nợ công của Pháp đã tăng mạnh 89 tỷ euro trong quý I/2021.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ công của các thành viên Eurozone tăng thêm 1.240 tỷ euro
11:42' - 23/04/2021
Theo số liệu mới được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố, tổng nợ công của 19 quốc gia thành viên Eurozone trong năm 2020 tăng 1.240 tỷ euro lên mức 11.100 tỷ euro.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lo ngại về nợ công, Thụy Sỹ thận trọng khi vực dậy nền kinh tế
08:06' - 23/02/2021
Theo Bộ trưởng Tài chính Thụy Sỹ, nước này phải đi vay để thúc đẩy nền kinh tế và khoản nợ 10 tỷ franc sẽ phải được trả trong vòng sáu năm theo quy định về kìm hãm nợ công trong hiến pháp.
-
Ngân hàng
Nợ công của Tây Ban Nha tăng mạnh lên hơn 1.300 tỷ euro
07:17' - 20/02/2021
Bộ Kinh tế Tây Ban Nha cho biết mức tăng này chủ yếu do các khoản hỗ trợ trực tiếp và các biện pháp đối phó với tác động về mặt xã hội, kinh tế và y tế của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.