EU sẵn sàng dỡ bỏ các hạn chế còn lại đối với thực phẩm Nhật Bản
Ngày 29/6, một nguồn tin ngoại giao cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng dỡ bỏ những hạn chế nhập khẩu còn lại mà khối này áp đặt đối với các mặt hàng thực phẩm của Nhật Bản sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 hồi năm 2011.
Theo nguồn tin trên, dự kiến quyết định về dỡ bỏ các hạn chế này sẽ được công bố vào cuối tháng 7 tới, qua đó mở đường dỡ bỏ yêu cầu về các giấy tờ chứng nhận kiểm tra phóng xạ đối với hải sản và nấm nhập khẩu từ 10 tỉnh của Nhật Bản, trong đó có Fukushima.
Ngày 30/6, phát biểu tại thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Nông nghiệp Tetsuro Nomura nhấn mạnh ông đã biết có những "chuyển biến tích cực" về vấn đề này và sẽ gặp Ủy viên phụ trách Nông nghiệp của EU Janusz Wojciechowski vào ngày 3/7 tới. Dự kiến, vấn đề này có thể được thảo luận khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tới Brussels (Bỉ) để dự Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - EU vào tháng 7 tới.
Một nữ phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC) từ chối bình luận về thông tin trên, song nhấn mạnh rằng an toàn thực phẩm là "ưu tiên quan trọng" đối với 27 quốc gia thành viên EU và là lý do tại sao EC áp đặt "các điều kiện đặc biệt" sau thảm họa hạt nhân Fukushima.
Ngoài ra, người phát ngôn này cho biết các biện pháp của EU được thảo luận thường xuyên và sẽ được sửa đổi nếu cần thiết, căn cứ vào các dữ liệu cập nhật nhất.
EU là một trong nhiều nền kinh tế trên thế giới áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản do lo ngại về khả năng ô nhiễm phóng xạ sau thảm họa rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, thảm họa nghiêm trọng nhất thế giới kể từ thảm kịch Chernobyl năm 1986. Có thời điểm lên tới 55 quốc gia áp đặt những hạn chế như vậy, song cho đến nay, nhiều nước đã gỡ bỏ các biện pháp này./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Nợ công của Pháp lần đầu tiên vượt quá 3.000 tỷ euro
16:42' - 30/06/2023
Ngày 30/6, Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee) công bố số liệu quý I năm nay cho thấy nợ công của nước này lần đầu tiên đã vượt quá 3.000 tỷ euro.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Lợi nhuận trong Eurozone vẫn gây sức ép lên lạm phát nhiều hơn tiền lương
18:54' - 29/06/2023
Theo ECB, thước đo quan trọng về khả năng sinh lời của các công ty trong Eurozone đã tăng lên mức cao kỷ lục trong quý trước, tiếp tục gây sức ép lên lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46' - 23/01/2025
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44' - 23/01/2025
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24' - 23/01/2025
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15' - 23/01/2025
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.