EU sắp công bố kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ sau đại dịch
Mục đích của kế hoạch trên là giúp các nước và các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 phục hồi nhanh chóng, và bảo vệ thị trường chung gồm 450 triệu dân của EU không bị chia rẽ bởi sự chênh lệch trong tăng trưởng kinh tế và mức độ thịnh vượng, khi khối này phục hồi từ đợt suy thoái sâu nhất từ trước đến nay được dự đoán sẽ diễn ra trong năm nay.
Đây là một kế hoạch cần thiết vì các nước như Italy, Hy Lạp, Pháp, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, với gánh nặng nợ cao và sự phụ thuộc nặng nề vào du lịch, sẽ khó khăn hơn các nước tiết kiệm hơn ở phía Bắc trong việc tái khởi động nền kinh tế thông qua việc đi vay. Điểm gây tranh cãi trong kế hoạch nói trên là EC sẽ đi vay vốn giá rẻ trên thị trường và sau đó cấp một phần số tiền đi vay cho những nước cần vốn nhất, chứ không phải là cho các nước này vay lại. EC đã có được sự ủng hộ quan trọng từ Đức và Pháp đối với việc huy động 500 tỷ euro (550 tỷ USD) trên các thị trường tài chính. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng ủng hộ EU hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bằng các khoản trợ cấp thay vì cho vay. Đây là một sự thay đổi trong lập trường chính sách của Berlin. Nhưng nguồn vốn cho kế hoạch nói trên, được xem là nợ chung của EU, là vấn đề gây lo ngại cho các nước Hà Lan, Thụy Điển, Áo và Đan Mạch.EU phải hoàn trả số nợ này, đồng nghĩa với việc các khoản đóng góp của các nước vào ngân sách EU sẽ tăng lên hay sẽ có các khoản thuế mới được ban hành. Bốn nước này phản đối mạnh mẽ việc hỗ trợ cho các nước thông qua trợ cấp và họ muốn hình thức cho vay kèm theo các điều kiện và sự giám sát nghiêm ngặt hơn.
Trước tiên, Chủ tịch EC Von der Leyen sẽ trình kế hoạch nói trên lên Nghị viện châu Âu (EP) trước khi chủ trì một buổi họp báo về kế hoạch này, và sau đó sẽ dành nhiều thời gian để đàm phán với các nước EU và các nghị sỹ trong EP. Nhiều quan chức ngoại giao dự đoán các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài ít nhất đến tháng Bảy, trong khi giới chuyên gia cho rằng các bên sẽ không thể đi đến đồng thuận trước tháng Chín./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Pháp đề xuất quỹ tái thiết kinh tế EU trị giá 500 tỷ euro
08:00' - 19/05/2020
Đức và Pháp ngày 18/5 đã đề xuất những trọng điểm cho quỹ tái thiết Liên minh châu Âu (EU) trị giá 500 tỷ euro nhằm giải quyết hậu quả về kinh tế do COVID-19 gây ra đối với các nền kinh tế khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone giảm 3,8% trong quý I/2020 do dịch COVID-19
20:32' - 30/04/2020
Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm 3,8% trong quý I/2020 khi hoạt động kinh doanh đình trệ do các doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-1.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta vận hành 100 cổng nhập cảnh tự động
18:12'
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Tangerang, Banten của Indonesia đang vận hành gần 100 cổng nhập cảnh tự động nhằm đơn giản hóa việc nhập cảnh, giúp tiết kiệm thời gian và tránh ùn tắc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Trung muốn mở rộng hợp tác kinh tế trong chuỗi cung ứng
18:11'
Hàn Quốc và Trung Quốc đã thảo luận việc mở rộng hợp tác kinh tế trong chuỗi cung ứng và các lĩnh vực khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
150 quốc gia tham dự Hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới Hanover 2025
17:05'
Dự kiến sẽ có 150 quốc gia tham gia hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới Hanover 2025 với trọng tâm chính là công nghệ AI, robot, kỹ thuật cơ khí, công nghệ truyền động và sản xuất năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ASEAN cam kết hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi động đất ngày 28/3
16:22'
Ngày 29/3, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung về tác động của trận động đất xảy ra tại Myanmar hôm 28/3 và cam kết hỗ trợ các quốc gia, cộng đồng bị ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump để ngỏ khả năng thỏa thuận về thuế đối ứng
13:20'
Trong một phát biểu ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sẵn sàng thỏa thuận với các nước về thuế đối ứng nếu như Washington “có được gì đó” sau các cuộc đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 đạt được đồng thuận trên 5 phương diện
07:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, sau 4 ngày làm việc, chiều ngày 28/3, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 (BFA) đã bế mạc tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bỏ yêu cầu các công ty đại chúng công khai lượng khí thải
19:44' - 28/03/2025
Chính phủ Mỹ đã quyết định hủy bỏ kế hoạch yêu cầu các công ty đại chúng công khai thông tin về khí thải nhà kính và các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc cam kết mở rộng cửa với nhà đầu tư nước ngoài
16:10' - 28/03/2025
Ngày 28/3, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ các CEO toàn cầu. Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ ngày càng mở rộng cửa để đón các doanh nghiệp nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Châu Âu buộc phải "xanh hóa" nhiên liệu
15:42' - 28/03/2025
Theo các kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các hãng hàng không châu Âu sẽ buộc phải tăng dần tỷ lệ sử dụng SAF cho máy bay.