Đức và Pháp đề xuất quỹ tái thiết kinh tế EU trị giá 500 tỷ euro
Theo đề xuất này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhận khoản nợ 500 tỷ euro trên thị trường tài chính để hỗ trợ trực tiếp cho các quốc gia bị ảnh hưởng nhất và nhiệm vụ của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen là thuyết phục các nước thành viên về dự án.
Phát biểu sau cuộc họp trực tuyến với nhà lãnh đạo Đức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định quỹ phục hồi nói trên sẽ không phải dưới dạng các khoản cho vay mà là trợ cấp, do vậy các nước thụ hưởng sẽ không phải hoản trả khoản tiền này.Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh sự cần thiết và công bằng của quỹ tái thiết sẽ dần được hoàn trả thông qua một số ngân sách của EU trong tương lai.
Bà Merkel cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử EU và chỉ có cùng hợp tác, châu Âu mới có thể nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng.
Với đề xuất trên, Đức và Pháp đã bỏ qua chương trình có tên gọi “trái phiếu corona” vốn gây tranh cãi, thay vào đó đảm bảo nguồn vốn từ các cơ chế tài chính hiện tại của châu Âu. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu từ Italy và các nước Nam Âu khác do không phải tăng thêm gánh nặng nợ quốc gia.
Theo Tổng thống Macron, các quỹ tái thiết nên dành cho "các ngành và khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất", như ngành du lịch của Italy có thể nhận được hỗ trợ trực tiếp.
Thủ tướng Merkel cũng thừa nhận rằng về mặt kỹ thuật không dễ triển khai kế hoạch này, đặc biệt liên quan tới tính pháp lý và Quốc hội các nước sẽ có tiếng nói quan trọng trong việc triển khai.Thủ tướng Merkel ban đầu dự định tăng cường ứng phó khủng hoảng với những khoản đóng góp cao hơn cho ngân sách EU. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán, ngoài Đức và một số nước Bắc Âu, khó có quốc gia EU nào hiện có thể đóng góp lớn hơn do cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp, quỹ 500 tỷ euro được đề xuất sẽ bổ sung cho ngân sách EU giai đoạn 2021-2027 phù hợp với các hiệp ước của EU.
Trong những phản ứng đầu tiên về đề xuất nêu trên, Chủ tịch EC Von der Leyen đánh giá đề xuất mang tính xây dựng, trong khi Bộ trưởng Tài chính liên bang Đức Olaf Scholz cũng hài lòng với đề xuất mới chỉ trong một thời gian ngắn sau các quyết định của nhóm Eurogroup.Chuyên gia Lucas Guttenberg, thuộc trường quản trị Hertie ở Berlin, nhận định đây là hướng đi đúng đắn nhằm tài trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng thông qua các khoản nợ chung, bởi kế hoạch có thể giúp đạt được khối lượng cần thiết trong khi các nước thành viên không cần phải tăng đóng góp ồ ạt trong bối cảnh suy thoái do đại dịch./.
>>>COVID-19 cướp đi sinh mạng của hơn 90.000 người Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Âu "bật đèn xanh" sử dụng thuốc remdesivir trong điều trị COVID-19
18:34' - 18/05/2020
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cho biết có thể bước đầu cho phép sử dụng thuốc kháng virus remdesivir trong điều trị bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU kêu gọi cấm Trung Quốc mua lại doanh nghiệp châu Âu
12:16' - 17/05/2020
Một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã phát biểu rằng khối này nên áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với việc các công ty Trung Quốc mua lại các công ty hiện đang bị định giá thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào
08:40'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 30/3, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đã bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Hãng hàng không Lào.
-
Kinh tế Thế giới
Đỉnh cao của chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết"
07:12'
Hai tháng sau khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã đánh thuế quan đối với hàng hóa từ các nước láng giềng "thân thiết" Canada và Mexico cũng như từ đối thủ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Đoàn Việt Nam triển khai đồng bộ các phương án cứu hộ, cứu nạn
22:12' - 31/03/2025
Phương án hiện nay của đoàn Việt Nam sau khi xác định kế hoạch tìm kiếm là sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm, cứu nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ chạy đua với thời gian sau “72 giờ vàng”
16:35' - 31/03/2025
Tại thành phố Mandalay, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26' - 31/03/2025
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang 1 tuần
16:02' - 31/03/2025
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết thời gian để tang chính thức kéo dài từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, đồng thời nước này sẽ treo cờ rủ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh bắt buộc Giấy phép Du lịch điện tử với du khách châu Âu từ ngày 2/4
15:04' - 31/03/2025
Từ ngày 2/4 tới, công dân các nước châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA). Quyết định này được Chính phủ Anh đưa ra nhằm tăng cường an ninh biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57' - 31/03/2025
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25' - 31/03/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.