EU tham gia cuộc chiến pháp lý Mỹ - Trung tại WTO
Trong thông báo ngày 23/4, WTO cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã gửi kiến nghị chính thức, theo đó yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn giữa Trung Quốc và Mỹ tại WTO với tư cách là một bên có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề này.
Phía EU cho rằng chính sách thuế mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa xuất khẩu của EU sau khi biện pháp miễn trừ của Washington đối với khối này hết hiệu lực vào ngày 1/5 tới.
Hiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng áp dụng mức thuế mới với hàng hóa nhập khẩu từ EU.
Trước đó, ngày 5/4, Trung Quốc đã gửi kiến nghị lên WTO yêu cầu tiến hành tham vấn tại cơ quan này về những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, đánh dấu bước đầu tiên khởi động một cuộc chiến pháp lý với Mỹ.
Tiếp sau Trung Quốc, các nước Ấn Độ, Nga và Thái Lan cũng đã đệ đơn yêu cầu tham gia tiến trình tham vấn này.
EU là trường hợp đầu tiên trong danh sách miễn trừ thuế tạm thời của Mỹ (gồm Canada, Mexico, Australia, Argentina, Brazil và Hàn Quốc) yêu cầu tham gia tham vấn, với mong muốn được miễn trừ vĩnh viễn và vô điều kiện.
Động thái của EU diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói tại WTO quan ngại về quyết định mới đây của Mỹ tăng thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.
Tại cuộc họp ngày 23/4 của Ủy ban về các biện pháp tự vệ thuộc WTO, 7 quốc gia thành viên WTO gồm Nga, Ấn Độ, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ và Singapore đã lần lượt bày tỏ quan ngại hoặc thất vọng về chính sách thuế mới của Mỹ.
Về phần mình, Washington tái khẳng định các mức áp thuế mới là vì an ninh quốc gia và không phải là biện pháp tự vệ, do đó theo thỏa thuận về các biện pháp tự vệ, các nước thành viên WTO không có cơ sở để yêu cầu tiến hành tham vấn với Mỹ về vấn đề này.
Theo quy định của WTO, các nước có thể yêu cầu được miễn trừ các nguyên tắc thương mại quốc tế nếu chứng minh được việc áp đặt thuế là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, việc miễn trừ không được áp dụng đối với các biện pháp tự vệ.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng lần lượt 10% và 25% các mức thuế đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ các đối tác thương mại trên toàn cầu.
EU và các đồng minh khác của Mỹ không chỉ quan ngại các mức thuế mới này sẽ hạn chế số lượng hàng hóa được xuất sang Mỹ, mà còn lo lắng lượng thép bị cấm nhập khẩu vào Mỹ sẽ tràn vào thị trường nội địa, khiến nguồn cung dư thừa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hối thúc Mỹ và Trung Quốc giải quyết căng thẳng thương mại
19:42' - 22/04/2018
Mỹ và Trung Quốc cần nỗ lực giải quyết bất đồng dựa trên nền tảng thương mại tự do và trong khuôn khổ các thể chế đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dự tính hạn chế Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm
19:06' - 20/04/2018
Các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc do Bộ Tài chính Mỹ thực hiện nhằm phần nào thúc đẩy quốc gia châu Á này loại bỏ yêu cầu các công ty nước ngoài phải liên doanh với các công ty địa phương
-
Kinh tế Thế giới
Lịch sử có lặp lại để Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới?
05:30' - 20/04/2018
CBC News đăng tải bài viết của tác giả Don Pittis, phóng viên cao cấp của hãng tin CBC Canada, nhận định cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ tạo động lực để Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhiều sản phẩm từ Mỹ và EU
13:20' - 19/04/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết từ ngày 20/4, sẽ bắt đầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng cao su tổng hợp được nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.