Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhiều sản phẩm từ Mỹ và EU
Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột thương mại với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh việc Bắc Kinh tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Washington sẽ không ảnh hưởng lớn tới hầu hết các ngành sản xuất trong nước.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" khi giới chức hai nước liên tục công bố các chính sách thương mại đối đầu.
Ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong tuyên bố Mỹ tính toán sai lầm nếu muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc bằng các biện pháp bảo hộ đơn phương gây tổn hại cho các lợi ích của doanh nghiệp hai nước. Ông cho biết cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ đối thoại song phương nào liên quan tới bất đồng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trước đó, ngày 17/4, Mỹ đã thông báo với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Washington sẵn sàng đàm phán về bất đồng thương mại với phía Bắc Kinh. Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng động thái trên của Mỹ tuân thủ các thủ tục của WTO, theo đó các nước thành viên có 10 ngày để phản hồi yêu cầu tham vấn từ nước thành viên còn lại.
Tuy nhiên, ông Cao Phong tái khẳng định các biện pháp áp thuế của Mỹ đối với những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, căn cứ theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 và Điều 301 của Đạo luật Thương mại 1974, đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của WTO.
Theo ông Cao Phong, hai bên hiện vẫn chưa tiến hành bất kỳ đối thoại song phương nào liên quan tới cuộc điều tra Điều 301 của Mỹ và danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà Mỹ đề xuất áp thuế.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết từ ngày 20/4, nước này bắt đầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng cao su tổng hợp được nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore.
Exxon Mobil Corp- tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới của Mỹ nằm trong số các doanh nghiệp Mỹ bị ảnh hưởng bởi biện pháp chống bán phá giá nói trên.
Trước đó, ngày 17/4, bộ này cũng đã quyết định áp đặt các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với cao lương nhập khẩu từ Mỹ, sau khi xác định mặt hàng nông sản nhập khẩu này gây tổn hại hoạt động sản xuất và buôn bán trong nước.
Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cao lương của Mỹ sẽ phải nộp khoản tiền đặt cọc lên tới 178,6% tổng giá trị đơn hàng cho cơ quan hải quan của Trung Quốc trước khi chuyển hàng tới Trung Quốc.
Động thái trên của Trung Quốc nhằm đáp trả việc quyết định của Mỹ cấm các công ty trong nước xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cho ZTE - công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc - với cáo buộc công ty này vi phạm các điều khoản thi hành án phạt từ một tòa án Mỹ đối với hành vi bán hàng cho Iran và Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng hành động này sẽ chỉ làm tổn hại đến Mỹ, khiến hàng chục nghìn người mất việc làm và ảnh hưởng tới hàng trăm doanh nghiệp Mỹ liên quan.
Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra chính sách thuế đối đầu trong thời gian gần đây đã làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến thương mại.
Washington đã công bố danh sách các mặt hàng nhập từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn. Bắc Kinh cũng đáp trả với một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Mỹ như đậu nành, ôtô và máy bay hạng nhẹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn khi vào thị trường Trung Quốc.
Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump hôm 5/4 cảnh báo sẽ nâng gấp đôi (lên 100 tỷ USD) tổng giá trị các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc phải chịu các mức thuế bổ sung./.
>>> Canada cần bảo vệ thị trường trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ quan ngại về chính sách thuế
12:53' - 19/04/2018
Các chính sách thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu là nội dung bao trùm báo cáo "Beige Book" mới nhất công bố ngày 18/4 của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản, Mỹ nhất trí khởi động đàm phán FTA
07:48' - 19/04/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí bắt đầu vòng đối thoại mới về thương mại và đầu tư, một phần trong các nỗ lực giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Mỹ nghiên cứu cuộc chiến thương mại với Nhật Bản thập kỉ 1980
05:30' - 19/04/2018
Nhà Trắng đang nghiên cứu chiến tranh thương mại đối với Nhật Bản trong thập kỉ 1980 và 1990 để rút ra bài học cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.