EU thảo luận kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga
Thủ tướng Hungary ngày 11/3 Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ không áp đặt trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu khí của Nga.
Trong một video đăng trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Orban nêu rõ vấn đề quan trọng nhất đối với EU lúc này đã được giải quyết theo hướng thuận lợi. Đó là sẽ không có các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga. Ông nhấn mạnh nguồn cung năng lượng của Hungary vì thế sẽ được đảm bảo trong thời gian tới.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo EU đang nhóm họp tại Versailles (Pháp) nhằm thảo luận về kế hoạch giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.Dự kiến trong hai ngày nhóm họp, EU sẽ đạt được nhất trí về việc chấm dứt sử dụng dầu, khí đốt và than đá của Nga, nhưng các thành viên vẫn đang bất đồng về lộ trình cũng như các biện pháp thực hiện. Một số quốc gia đề nghị ấn định thời điểm thực hiện là năm 2030, trong khi số khác muốn hạn chót là năm 2027.
Trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng EU nên ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, khẳng định sẽ đề xuất kế hoạch này vào giữa tháng Năm tới.Để giảm dần phụ thuộc năng lượng vào Nga, EU sẽ triển khai một số bước bao gồm tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đề xuất áp đặt mức giá trần đối với khí đốt trên toàn EU. Tuy nhiên, người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte lại cho rằng động thái này có thể khiến Mỹ và nhiều quốc gia khác e ngại xuất khẩu nhiên liệu sang EU, từ đó làm chậm quá trình giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Các nước EU vẫn đang phụ thuộc vào năng lượng của Nga, với nguồn nhập khẩu từ Nga hiện chiếm tới 40% nhu cầu khí đốt, 27% nhu cầu dầu mỏ và 46% nhu cầu than đá của toàn khối. Đến nay, các lệnh trừng phạt của EU mới chỉ tập trung vào các ngân hàng Nga, một số nhân vật có tầm ảnh hưởng, cấm máy bay Nga và không phận EU và ngừng xuất khẩu công nghệ sang Nga.Cùng ngày, danh sách các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của phương Tây ngừng hoạt động tại Nga lại bổ sung thêm nhiều cái tên mới.Do căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng, tập đoàn truyền thông và giải trí Walt Disney đã tuyên bố dừng mọi hoạt động tại Nga, bao gồm các nội dung, sản phẩm đã được cấp phép, hoạt động của Disney Cruise Line (công ty con chuyên kinh doanh các tuyến du lịch bằng du thuyền), tạp chí National Geographic, việc sản xuất các nội dung địa phương và ngừng phát sóng các kênh liên quan. Tương tự, nền tảng chia sẻ video YouTube và kho ứng dụng Google Play của tập đoàn Alphabet đã ngừng toàn bộ các dịch vụ thanh toán tại Nga. Ngoài ra, Google cũng cấm đăng quảng cáo cho các công ty quảng cáo có trụ sở tại Nga ở tất cả cơ sở kinh doanh và mạng lưới của tập đoàn này trên toàn cầu./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Na Uy cam kết cung cấp khí đốt cho châu Âu
15:45' - 10/03/2022
Na Uy hiện đang cung cấp khí đốt cho châu Âu với công suất gần như tối đa nhưng Thủ tướng Gahr Store cho biết nước này có mục tiêu tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào mùa Hè này.
-
Thị trường
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Bolivia trong năm 2022 ước đạt 3 tỷ USD
08:57' - 10/03/2022
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Bolivia (YPFB) dự báo xuất khẩu khí đốt tự nhiên của quốc gia Nam Mỹ này trong năm này sẽ đạt khoảng 2,96 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga
08:04' - 10/03/2022
Từ Estonia đến Bồ Đào Nha, đây là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định có đủ lượng khí đốt đến cuối mùa Đông này
16:00' - 09/03/2022
Ngày 9/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định Liên minh châu Âu (EU) có đủ lượng khí tự nhiên hóa lỏng đến cuối mùa Đông này để không phải nhập khẩu từ Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45'
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35'
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại khởi sắc
09:01' - 11/07/2025
Thị trường kim loại trong phiên hôm qua chứng kiến giá của 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá quặng sắt bật tăng 3% lên mức 99 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:47' - 11/07/2025
Giá dầu thế giới phiên 10/7 đã giảm hơn 2%, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước tác động từ các quyết định áp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc chạm đáy 22 năm
15:19' - 10/07/2025
Theo dữ liệu thương mại mới nhất, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm qua, cho thấy rõ tác động của các mức thuế quan cao từ Mỹ.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi ngang khi thị trường giằng co giữa các yếu tố trái chiều
15:19' - 10/07/2025
Giá dầu tại châu Á ít biến động trong chiều 10/7, giữa lúc giới đầu tư đang cân nhắc tác động tiềm tàng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu quay đầu tăng nhẹ từ 15 giờ ngày 10/7
14:51' - 10/07/2025
Chiều 10/7, giá xăng dầu quay đầu tăng nhẹ theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Ngăn chặn hàng giả: Mạnh tay hơn để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp
13:48' - 10/07/2025
Không còn dừng lại ở bao bì nhái, hàng kém chất lượng hay mạo danh thương hiệu, “phiên bản nâng cấp” mới của hàng giả đang âm thầm phát triển đó là giả mạo quyền sở hữu trí tuệ.