EU xoay xở trong “ván cờ” thuế quan của Mỹ
Việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào năm 2024 đã thổi bùng lên những lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với chính sách "Nước Mỹ trên hết" và chính sách thuế quan mạnh tay, chính quyền Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ EU, khơi lại những căng thẳng âm ỉ từ nhiệm kỳ trước và đẩy mối quan hệ vốn được coi là "bằng hữu" xuyên Đại Tây Dương vào một giai đoạn đầy thách thức.
*Mỹ khởi động cỗ máy bảo hộ bằng “ngòi nổ” thuế quan
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tuyên bố áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu từ EU, với lý do bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ và giảm thâm hụt thương mại. Quyết định này khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại, đặc biệt là các nhà sản xuất thép và nhôm vốn phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), EU có thặng dư thương mại 157 tỷ euro (164,25 tỷ USD) trong lĩnh vực hàng hóa với Mỹ vào năm 2023, nhưng lại chịu thâm hụt 109 tỷ euro (111,03 tỷ USD) trong lĩnh vực dịch vụ. Điều này cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế lớn, đồng thời làm gia tăng tác động tiêu cực nếu các biện pháp thuế quan được thực thi. Không chỉ nhắm vào kim loại, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng xem xét áp thuế đối với ô tô nhập khẩu từ EU. Washington lập luận rằng EU đánh thuế 10% đối với ô tô Mỹ, trong khi Mỹ chỉ áp thuế 2,5% đối với xe châu Âu. Ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là Đức, sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu mức thuế này có hiệu lực. Chính sách này cho thấy rõ ràng quan điểm của ông Trump về thuế quan: không chỉ là công cụ bảo hộ thương mại, mà còn là "vũ khí" để gây áp lực lên các đối tác, buộc họ phải nhượng bộ theo ý Mỹ. Điều này đi ngược lại với tinh thần thương mại tự do và luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn là nền tảng của hệ thống thương mại toàn cầu.*Tác động đối với nền kinh tế EU
Việc Mỹ áp thuế cao có thể khiến hàng hóa EU trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp EU có thể đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do sự bất ổn về thương mại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà còn làm tăng chi phí sản xuất đối với nhiều ngành công nghiệp tại châu Âu.
Một kịch bản khác là việc các nước ngoài EU, chẳng hạn như Trung Quốc và Mexico, có thể tìm cách chuyển hướng hàng hóa của họ sang thị trường châu Âu để tránh thuế quan của Mỹ. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn cho các doanh nghiệp EU, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự bất ổn do căng thẳng thương mại có thể khiến các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của EU. Ủy viên Kinh tế châu Âu Valdis Dombrovskis đã cảnh báo rằng thuế quan bổ sung của Mỹ có thể gây hại cho doanh nghiệp ở mức còn tệ hơn cho người tiêu dùng và có thể thúc đẩy lạm phát. *Phản ứng của EUTrước những đe dọa từ phía Mỹ, EU đã thể hiện một lập trường cứng rắn và đoàn kết. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định EU sẵn sàng đàm phán để tìm ra giải pháp, nhưng sẽ không ngần ngại đáp trả nếu bị áp thuế bất công. Bà nói: "Thuế quan vô lý sẽ dẫn đến các biện pháp đối phó thích hợp và quyết đoán".
Các nước thành viên EU cũng đồng lòng ủng hộ EC trong việc bảo vệ ngành thép và nhôm trước các mức thuế quan của Mỹ. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Ba Lan, Adam Szłapka, phát biểu: "Chúng tôi tiếp tục tin rằng thương mại quốc tế công bằng, dựa trên luật lệ là một nền tảng tốt. Bằng cách mở ra các thị trường mới, thương mại tăng cường quy mô kinh tế, đóng góp vào năng suất và đổi mới, đồng thời hỗ trợ việc làm". EU có nhiều lựa chọn để đáp trả, từ áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ, kiện Mỹ lên WTO, đến sử dụng công cụ chống ép buộc để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, EU cũng ý thức được rằng một cuộc chiến thương mại kéo dài sẽ gây tổn hại cho cả hai bên, và ưu tiên hàng đầu vẫn là tìm kiếm một giải pháp thông qua đàm phán. Một số quốc gia thành viên EU, như Pháp và Đức, đề xuất một chiến lược kết hợp giữa đối thoại và phòng vệ thương mại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu tự bảo vệ mình, nhấn mạnh rằng EU không thể để lợi ích thương mại bị đe dọa. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định EU đủ sức ứng phó với bất kỳ chính sách thuế quan nào từ Mỹ. Ông Xavier Bettel, người từng là Thủ tướng Luxembourg (Lúc-xăm-bua) trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg, nhấn mạnh EU cần phải đoàn kết, mạnh mẽ và không nên bắt đầu đàm phán bằng sự nhượng bộ. *Hướng đi nào cho EU?Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, EU đang tìm kiếm các hướng đi để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. EU vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán với Mỹ, tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên. EU đã đề xuất tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực như mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, đồng thời sẵn sàng xem xét các điều chỉnh trong chính sách thương mại của mình.
Ngoài ra, EU cũng đang tích cực tăng cường các thỏa thuận thương mại với các đối tác khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và các khu vực đang phát triển, để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. EU nhận thức được rằng để đối phó với các thách thức từ bên ngoài, cần phải củng cố sức mạnh nội tại. Nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện năng suất và giảm sự chênh lệch về năng suất giữa các nước thành viên là điều mà liên minh này đang thúc đẩy. Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và điều chỉnh chính sách thuế quan có thể giúp EU giảm thiểu tác động từ chính sách mới của Mỹ. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều trở ngại. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã công khai đề nghị rằng EU có thể nhập khẩu thêm khí đốt từ Mỹ thay vì khí đốt của Nga. Nhưng vấn đề là Brussels không thể kiểm soát việc nhập khẩu khí lỏng LNG, vì các quyết định mua hàng đều do những nhà nhập khẩu tư nhân đưa ra. LNG của Nga hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng nhập khẩu khí lỏng của EU. Nếu EU thay thế nguồn cung này bằng LNG của Mỹ, điều đó có thể mang lại nguồn thu bổ sung hàng tỷ USD cho Mỹ. Điều này cần có sự nhất trí của 27 quốc gia thành viên EU. Thời hạn chót để EU đưa ra đề xuất cho Washington về vấn đề này là ngày 1/4 tới và Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra để làm cơ sở cho việc áp thuế mới. Nếu không có những nhượng bộ đáng kể từ cả hai phía, nguy cơ một cuộc chiến thương mại Mỹ-EU là hoàn toàn có thể xảy ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các đối tác thương mại phản đối thuế thép và nhôm của Mỹ
08:06' - 13/02/2025
Các đối tác thương mại chỉ trích thuế thép và nhôm của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tháng Ba tới.
-
Chuyển động DN
"Gã khổng lồ" ngành thép ArcelorMittal xoay sở thế nào khi thuế nhập khẩu tăng?
15:38' - 12/02/2025
ArcelorMittal đang cân nhắc việc chuyển một số hoạt động hỗ trợ kinh doanh tại châu Âu sang Ấn Độ, trong bối cảnh ngành thép khu vực này đang đối mặt với áp lực từ chi phí cao và nhập khẩu gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu phản ứng mạnh trước chính sách thuế nhôm, thép của Mỹ
12:43' - 12/02/2025
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ châu Âu
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đánh vào thép và nhôm: Những tác động đối với châu Âu
07:55' - 12/02/2025
Bỉ, cùng với nhiều quốc gia châu Âu, đang phải đối mặt với tác động của quyết định áp thuế nhập khẩu của Mỹ đối với thép và nhôm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu
05:30' - 28/05/2025
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – đang ở trạng thái cực kỳ mong manh, khó chịu được thêm bất kỳ biến động nào. Dù tạm thời thoát khỏi bờ vực, tương lai tài chính vẫn đầy bất ổn.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cảnh báo án phạt với thương hiệu thời trang nhanh Shein
09:10' - 27/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu “đế chế” thời trang nhanh Shein tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ người tiêu dùng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Sinh vật ngoại lai xâm hại gây thiệt hại 35 tỷ USD mỗi năm
08:49' - 27/05/2025
Chi phí kinh tế trực tiếp do các loài ngoại lai xâm hại trên toàn thế giới đã lên tới trung bình khoảng 35 tỷ USD mỗi năm trong nhiều thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Donald Trump nêu mục tiêu sản xuất của Mỹ
10:53' - 26/05/2025
Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính sách thuế quan của ông nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghệ trong nước, thay vì giày thể thao và áo phông.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Malaysia: Xây dựng sự đồng thuận là điểm thành công nhất của ASEAN
10:22' - 26/05/2025
Thủ tướng Malaysia, ông Anwar Ibrahim cho rằng xây dựng được sự đồng thuận và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo là điểm thành công nhất của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Nga khẳng định cam kết phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị với các nước châu Phi
09:55' - 26/05/2025
Tổng thống Putin bày tỏ tin tưởng thông qua việc chung tay nỗ lực, sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ nhiều mặt giữa Nga và châu Phi sẽ được đảm bảo vì lợi ích của người dân hai nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Trump kéo dài thời gian hoãn áp thuế đối với EU
08:38' - 26/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/5 thông báo ông sẽ tạm hoãn việc áp thuế 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Cuba bác bỏ thông tin thiết bị Starlink gây nhiễu mạng di động
08:58' - 25/05/2025
Không có bằng chứng kỹ thuật hay tuyên bố chính thức nào cho thấy dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (Mỹ) gây nhiễu mạng di động tại đảo quốc này.
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.