ExxonMobil và Chevron thảo luận khả năng “về chung nhà”
Các nguồn thạo tin ngày 31/1 cho hay những quản lý cấp cao của ExxonMobil và Chevron đã thảo luận về khả năng sáp nhập vào năm ngoái khi hoạt động kinh doanh của hai “gã khổng lồ” dầu mỏ bị đại dịch COVID-19 tàn phá.
Cụ thể, các nguồn tin cho hay Giám đốc điều hành (CEO) của Chevron, ông Mike Wirth và người đồng cấp đến từ ExxonMobil Darren Woods, đã thảo luận về việc sáp nhập giữa hai công ty, khi nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt giảm mạnh do các hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Các nguồn tin nói thêm rằng các những thảo luận "sơ bộ" đã kết thúc nhưng có thể được tiếp tục trong tương lai.
Theo ước tính, giá trị thị trường kết hợp của hai công ty sẽ vượt 350 tỷ USD, trong đó giá trị thị trường của ExxonMobil gần 190 tỷ USD.
Nếu có thể “về chung nhà”, ExxonMobil và Chevron có thể sẽ tạo nên công ty dầu mỏ lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường và sản lượng.
Công ty mới sẽ sản xuất khoảng 7 triệu thùng dầu và khí đốt mỗi ngày (ước tính dựa trên mức độ trước đại dịch) và chỉ đứng sau Saudi Aramco của Saudi Arabia.
Giới quan sát lo ngại rằng một sự hợp nhất như vậy có thể đi ngược lại các quy định chống cạnh tranh và dẫn đến một cuộc điều tra chống độc quyền không thể tránh khỏi.
Dù vậy, các công ty có thể lập luận rằng vụ sáp nhập sẽ giúp phía Mỹ trong việc đương đầu với tập đoàn dầu khí quốc doanh Saudi Aramco và các nhà sản xuất dầu lớn được nhà nước hậu thuẫn khác trên thế giới.
Họ có thể viện dẫn cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga hồi năm ngoái - sự kiện cho thấy các nhà sản xuất Mỹ dễ bị tổn thương thế nào trước các công ty có sự "chống lưng" của chính phủ.
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng việc hợp nhất trong ngành dầu khí là cần thiết để giảm chi phí và giúp các công ty vượt qua giai đoạn suy thoái do đại dịch.
Với bảng cân đối kế toán khá mạnh, Exxon và Chevron đã trụ lại qua giai đoạn hỗn loạn trên thị trường năng lượng khi đại dịch COVID-19 buộc một số nhà sản xuất dầu khí độc lập quy mô nhỏ hơn phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Tuy nhiên, hai"đại gia" trên vẫn chịu tác động mạnh từ đại dịch. Nhu cầu dầu đã lao dốc trong đầu năm 2020, thời điểm các chính phủ áp đặt những hạn chế đi lại để làm chậm đà lây lan của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, ngành này phải chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn khi nhiều quốc gia tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để chống lại quá trình biến đổi khí hậu.
Sau khi tân Tổng thống Joe Biden đưa nước Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các “đại gia” dầu mỏ của Mỹ cũng có khả năng phải đối mặt với một chính quyền ít ủng hộ ngành này hơn./.
- Từ khóa :
- ExxonMobil
- Chevron
- ExxonMobil Chevron sáp nhập
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chevron lỗ 665 triệu USD trong quý IV/2020
07:39' - 31/01/2021
Chevron đã lỗ 665 triệu USD trong quý IV/2020, khép lại một năm đầy khó khăn với các công ty dầu khí khi đại dịch COVID-19 bùng phát làm hạn chế đáng kể nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của H&M giảm tới 90%
08:06' - 30/01/2021
Đại dịch COVID-19 đã khiến lợi nhuận ròng của hãng H&M sụt giảm khoảng 90% trong năm 2020, với khoảng hơn 30% trong số 5.000 cửa hàng của hãng hiện đã đóng cửa.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu McDonald's tại Mỹ tăng mạnh trong quý IV/2020
15:48' - 29/01/2021
Chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh McDonald's đã kinh doanh trở lại đúng hướng tại Mỹ và các thị trường quan trọng khác nhưng doanh thu vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nâng cấp phần mềm đảm bảo dịch vụ điện trực tuyến liên tục sau ngày 1/7/2025
16:10'
Từ 1/7, Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chủ động hiệu chỉnh toàn diện các phần mềm, ứng dụng Chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng các dịch vụ điện trực tuyến ổn định.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải Điện miền Tây 1 triển khai giảm tổn thất điện năng
15:59'
Trong những năm gần đây, việc giảm tổn thất điện năng luôn là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất và quản lý vận hành lưới điện truyền tải của Truyền tải Điện miền Tây 1 - TTĐMT1
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Niềm tin doanh nghiệp sản xuất lớn tăng nhẹ
14:32'
Theo khảo sát Tankan vừa công bố ngày 1/7, chỉ số niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn đã tăng lên 13 điểm trong tháng 6/2025, từ mức 12 điểm của ba tháng trước đó.
-
Doanh nghiệp
EVN cung cấp địa chỉ trụ sở chính của các TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố
12:28'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa mới cung cấp thông tin về địa chỉ của TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố (từ ngày 1/7/2025).
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc tinh gọn đến cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả vận hành
11:25'
Ngày 1/7, EVNNPC chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở, đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển.
-
Doanh nghiệp
Apple thất bại trong nỗ lực bác bỏ vụ kiện chống độc quyền
11:19'
Ngày 30/6, một thẩm phán liên bang tại Mỹ đã từ chối yêu cầu của công ty Apple về việc bác bỏ vụ kiện chống độc quyền do Chính phủ Mỹ khởi xướng.
-
Doanh nghiệp
Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng tới phần lớn doanh nghiệp Brazil
11:19'
Ngân hàng Trung ương Brazil công bố kết quả khảo sát cho thấy phần lớn doanh nghiệp ngoài lĩnh vực tài chính tại Brazil cho rằng chính sách thương mại của Mỹ đang tác động tiêu cực đến hoạt động.
-
Doanh nghiệp
LG Electronics mua lại công ty lưu trữ nước nóng của Na Uy
09:08'
LG Electronics của Hàn Quốc hôm 30/6 công bố đã mua lại một công ty lưu trữ nước nóng của Na Uy để củng cố vị thế trên thị trường hệ thống sưởi ấm không khí và nước nóng ở châu Âu.
-
Doanh nghiệp
Phân bón Cà Mau hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc đón đầu xu thế công nghiệp xanh
19:24' - 30/06/2025
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa ký Biên bản ghi nhớ với Wuhuan Engineering Co. (WEC) nhằm tăng cường hợp tác, đón đầu xu thế công nghiệp xanh.