Facebook đề xuất thay đổi Đạo luật Khuôn khổ Truyền Thông
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ngày 24/3 đề xuất Quốc hội Mỹ cân nhắc quy định buộc các nền tảng kỹ thuật số phải đáp ứng yêu cầu sàng lọc thông tin độc hại mới được hưởng quyền miễn trừ pháp lý khi lưu trữ và đăng tải các nội dung của người dùng từ thứ ba.
Đây là một đề xuất thay đổi pháp lý có thể ảnh hưởng tới hàng loạt các công ty công nghệ trực tuyến.
Theo Wall Street Journal, trong thư gửi tới Quốc hội ngày 24/3, Zuckerberg đề xuất một số thay đổi đối với Mục 230 - thuộc Đạo luật Khuôn khổ Truyền Thông 1996 - điều luật mà trong đó nêu rõ các nền tảng kỹ thuật số như Facebook không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những nội dung mà người dùng đưa lên mạng của mình.
Người sáng lập ra Facebook cho rằng thay vì đương nhiên được hưởng quyền miễn trừ pháp lý, các nền tảng này phải đảm bảo có đủ năng lực công nghệ sẵn sàng phát hiện các nội dung bất hợp pháp và gỡ bỏ những nội dung đó.
Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ hiện đều quan ngại Mục 230 đang tạo cho các công ty công nghệ quá nhiều quyền quyết định cho người Mỹ xem thông tin gì.
Kể từ khi được áp dụng, Mục 230 đã tạo cơ hội giúp truyền thông xã hội tăng trưởng mạnh bởi điều luật này cho phép các hãng công nghệ sở hữu mạng xã hội không phải chịu trách nhiệm về những bình luận, nhận xét mà người dùng đưa lên mạng.
Tuy nhiên, bà Evan Greer, phó giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Fight for the Future), cho biết bà phản đối việc sửa đổi Mục 230 bởi làm vậy sẽ tạo bất lợi cho các nền tảng kỹ thuật số nhỏ hơn hoặc các công ty công nghệ khởi nghiệp vốn không có nguồn lực bằng các hãng công nghệ khổng lồ.
Bà Greer cho rằng ý tưởng thay đổi Mục 230 của Zuckergerg là nhằm củng cố vị trí độc quyền của hãng này và đập chết sự cạnh tranh của các nền tảng kỹ thuật số nhỏ hơn.
Đề xuất của ông Zuckerberg được đưa ra ngay trước thềm phiên họp của Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức ngày 25/3 về chủ đề “Vai trò của mạng xã hội đối với việc phát tán thông tin sai lệch và kích động chủ nghĩa cực đoan”.
Nhiều nghị sĩ phe Cộng hòa cho rằng các nền tảng truyền thông xã hội đang có quyền gỡ bỏ quá nhiều nội dung của người dùng trong khi phe Dân chủ lại cho rằng việc gỡ bỏ nội dung không phù hợp hiện nay chưa đủ và tình trạng phát tán nội dung độc hại vẫn lan nhanh.
Chính những bất đồng chia rẽ này khiến Quốc hội Mỹ sẽ khó đạt được nhất trí trong việc nên thay đổi Mục 230 như thế nào.
Từ nhiều tháng nay, Facebook đã công khai ủng hộ phải có quy định quản lý không gian mạng.
Trong khi đó, Twitter và Google đều tỏ rõ họ sẵn sàng thảo luận về những đề xuất thay đổi pháp lý với Quốc hội nhưng không nêu cụ thể họ muốn thay đổi Mục 230 như thế nào.
Về phía Zuckerberg, ông cho rằng các nền tảng trực tuyến không thể chịu trách nhiệm khi để lọt nội dung độc hại được đưa lên mạng bởi điều đó là không khả thi khi mỗi ngày có tới vài tỷ bài viết nhưng các công ty sở hữu nền tảng trực tuyến cần phải có hệ thống công nghệ đủ mạnh đáp ứng được việc chủ động sàng lọc các nội dung độc hại./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Facebook nỗ lực ngăn chặn "tin giả"
07:49' - 23/03/2021
Ngày 22/3, Facebook cho biết công ty đã gỡ bỏ hơn một tỷ bài đăng từ các tài khoản được cho là gian lận hoặc giả mạo trong ba tháng cuối năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Facebook khắc phục lỗi kỹ thuật làm gián đoạn hàng loạt ứng dụng
11:26' - 20/03/2021
Ngày 19/3, các ứng dụng dịch vụ của Facebook gồm WhatsApp, Instagram và Facebook Messenger bị gián đoạn khiến nhiều người sử dụng trên toàn cầu không thể đăng nhập trong thời gian ngắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Thi đua trong nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số
13:00'
Chiều 29/4, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
-
Công nghệ
Microsoft tăng giá bán một loạt sản phẩm
07:00'
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) vừa thông báo quyết định tăng giá máy chơi game Xbox Series S/X, bộ điều khiển không dây Xbox và thậm chí cả một số trò chơi mới dành cho Xbox trên toàn cầu.
-
Công nghệ
Hệ thống Vệ tinh quan sát Trái đất VNREDSat-1 đã trở lại hoạt động bình thường
21:00' - 01/05/2025
Vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp và truyền ảnh về trạm mặt đất ở Việt Nam, đánh dấu hoạt động bình thường trở lại của toàn hệ thống.
-
Công nghệ
Hà Nội: Chuyển đổi số toàn diện, giảm tối đa hồ sơ giấy
13:00' - 01/05/2025
Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước.
-
Công nghệ
Kính thông minh Ray-Ban Meta sẽ còn "khôn" hơn
07:00' - 01/05/2025
Đầu tháng 4/2025, Meta đã triển khai tính năng dịch trực tiếp cho Ray-Ban Meta.
-
Công nghệ
Trung tâm dữ liệu - nền tảng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
13:00' - 30/04/2025
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hạ tầng số Việt Nam phải đảm bảo băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, thông minh, mở, xanh và an toàn.
-
Công nghệ
Hà Nội có hơn 900 ha diện tích trồng trọt được áp dụng công nghệ số
07:00' - 30/04/2025
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở sản xuất, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình chăm sóc, theo dõi, quản lý cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ thông tin với máy tính, điện thoại thông minh.
-
Công nghệ
Hàn Quốc thay thế SIM điện thoại công vụ sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
17:45' - 29/04/2025
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tiến hành thay thế toàn bộ thẻ USIM (SIM 3G) trong các thiết bị điện thoại công vụ nhằm ứng phó sự cố rò rỉ dữ liệu quy mô lớn tại SK Telecom Co. sau một cuộc tấn công mạng.
-
Công nghệ
Đột phá theo Nghị quyết 57: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số
16:24' - 29/04/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.