Facebook đối mặt với làn sóng tẩy chay trên toàn cầu
Các nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook - đang thu hút được sự ủng hộ ngày càng nhiều của các công ty lớn, đang chuẩn bị "tuyên chiến" trên phạm vi toàn cầu nhằm gây áp lực buộc trang mạng xã hội này phải gỡ bỏ các nội dung mang tính thù địch.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Jim Steyer, Giám đốc điều hàng công ty Common Sense Media, cho biết chiến dịch mang tên "Stop Hate For Profit" (tạm dịch là "Ngừng các phát ngôn thù địch vì lợi nhuận") sẽ bắt đầu kêu gọi các công ty lớn ở châu Âu tham gia tẩy chay quảng cáo trên Facebook.
Ông khẳng định "Stop Hate For Profit" sẽ gây áp lực đối với Facebook trên toàn cầu, đồng thời hy vọng các cơ quan chức năng châu Âu sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Facebook.
Tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã công bố các quy định mới, yêu cầu các công ty công nghệ, trong đó có Facebook, gửi báo cáo hằng tháng về cách thức xử lý thông tin sai lệch liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Free Press và Common Sense, cùng một số nhóm bảo vệ các quyền dân sự ở Mỹ, trong đó có Color of Change và Liên đoàn Chống phỉ báng, đã khởi xướng chiến dịch "Stop Hate For Profit" sau cái chết của công dân da màu Geogre Floyd tại Mỹ do bị cảnh sát trấn áp mạnh tay. Sự phẫn nộ liên quan đến cái chết của Floyd tại Mỹ đã dẫn tới phản ứng chưa từng có tiền lệ của các tập đoàn trên khắp thế giới.
Đơn cử như Unilever đã thay đổi tên của sản phẩm làm trắng da khá nổi tiếng ở Ấn Độ, mang tên Fair and Lovely. Kể từ khi chiến dịch này được phát động hồi đầu tháng, hơn 160 công ty, trong đó có những cái tên lớn như Verizon Communications hay Unilever Plc, đã ký kết ngừng mua các đoạn quảng cáo trên Facebook trong tháng 7 tới.
Để gây sức ép đối với Facebook, các nhà tổ chức đang tiếp tục kêu gọi thêm các công ty Mỹ tham gia, cũng như hối thúc các tập đoàn chi mạnh tay cho quảng cáo, trong đó có Unilever và Honda, ngừng tất cả quảng cáo trên Facebook, thay vì chỉ giới hạn ở Mỹ như hiện nay.
Các nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay có những động thái mạnh mẽ trên sau khi cho rằng những biện pháp mới mà Facebook đưa ra hôm 26/6 nhằm chặn quảng cáo và dán nhãn phát ngôn thù địch của các chính trị gia không đáp ứng được yêu cầu của chiến dịch.
Phong trào này yêu cầu Facebook áp dụng kiểm duyệt riêng biệt để hỗ trợ người dùng bị phân biệt đối xử vì chủng tộc hoặc các đặc điểm nhân dạng khác, minh bạch hơn về số lượng phát ngôn thù địch được báo cáo và ngừng thu lợi quảng cáo từ các nội dung có hại. Ngoài ra, "gã khổng lồ" công nghệ cũng không đưa ra hướng giải quyết yêu cầu hoàn tiền cho các công ty có quảng cáo bị hiển thị bên cạnh các nội dung vi phạm.
Không chỉ trên Facebook, chiến dịch tẩy chay đã mở rộng tầm ảnh hưởng sang những nền tảng quảng cáo trực tuyến khác như Twitter. Ngày 28/6 vừa qua, tập đoàn Starbucks thông báo sẽ ngừng đăng quảng cáo trên tất cả các mạng xã hội và hợp tác với các tổ chức về quyền con người để "ngăn chặn phát ngôn thù hận lây lan".
Facebook lâu nay đã hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách xử lý yếu kém trước các thông tin giả và phát ngôn thù địch tràn lan trên mạng xã hội có lượng người dùng nhiều nhất hành tinh. Ngày 28/6, trang mạng xã hội này đã thừa nhận "còn nhiều việc phải làm" và đang hợp tác với các chuyên gia và nhóm quyền dân sự phát triển thêm nhiều công cụ chống phát ngôn thù địch. Facebook khẳng định các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo cho phép mạng xã hội này xác định 90% phát ngôn không phù hợp trước khi người dùng báo cáo.
Theo các nhà phân tích, trên thực tế, việc mở rộng chiến dịch tẩy chay ngoài lãnh thổ Mỹ sẽ khiến doanh thu quảng cáo của Facebook sụt giảm nhiều hơn, song động thái này ít có khả năng gây tác động tài chính lớn.
Chẳng hạn, Unilever thông báo ngừng chi cho quảng cáo tại Mỹ đến hết năm, nhưng số tiền này chỉ tương đương 10% tổng số 250 triệu USD tập đoàn này dành cho quảng cáo trên Facebook hằng năm.
Mỗi năm Facebook "bỏ túi" 70 tỷ USD nhờ quảng cáo, và 25% trong số đó đến từ các tập đoàn lớn như Unilever. Tuy nhiên, việc công khai các chính sách liên quan tới nội dung mang tính thù địch của Facebook đã tác động lớn đến hình ảnh và cổ phiếu của tập đoàn. Ngày 26/6, cổ phiếu Facebook đã giảm tới 8,3%, kéo theo việc "bốc hơi" 56 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường./.
Tin liên quan
-
Giá vàng
Thị trường vàng ảnh hưởng bởi chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook
11:54' - 28/06/2020
Việc hàng loạt công ty lớn tham gia chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook như Verizon Communications, Coca-Cola, Unilever đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và tác động lên thị trường vàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chiến dịch tẩy chay “thổi bay” 56 tỷ USD giá trị vốn hóa của Facebook
10:33' - 28/06/2020
Giá trị vốn hóa thị trường của mạng xã hội Facebook đã giảm 56 tỷ USD sau khi cổ phiếu của họ ghi nhận mức giảm sâu nhất trong ba tháng vào phiên cuối tuần qua.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu Facebook và Twitter sụt giảm mạnh
08:41' - 28/06/2020
Ngày 27/6, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 8,3% sau khi tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever quyết định tham gia vào chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên nền tảng này.
-
Công nghệ
Facebook kiểm soát chặt nội dung đăng tải trên các nền tảng ứng dụng
10:23' - 27/06/2020
Ngày 26/6, dưới sức ép của các công ty đăng quảng cáo, Facebook thông báo sẽ bắt đầu dán nhãn những phát ngôn chính trị vi phạm các quy tắc của công ty này.
-
Kinh tế & Xã hội
Verizon sẽ dừng quảng cáo trên Facebook
15:09' - 26/06/2020
Tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới Verizon ngày 26/6 thông báo hãng này sẽ chấm dứt việc quảng cáo trên Facebook để phản đối chính sách của mạng xã hội này.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.