FAO cảnh báo về tình trạng đánh bắt cá bừa bãi
Theo báo cáo mới của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), mặc dù sự tăng trưởng của ngành ngư nghiệp đã góp phần nâng lượng tiêu thụ cá tính trên đầu người trên toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 20 kg/năm, song có đến gần 1/3 nguồn cá thương mại đang bị đánh bắt bừa bãi ở mức không thể duy trì được về mặt sinh học.
Phóng viên TTXVN tại New York cho biết báo cáo của FAO có tên Tình trạng đánh bắt cá trên toàn cầu xác định một số nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ cá tăng vọt, đó là nguồn cung dồi dào hơn, nhu cầu cao, sản lượng đánh bắt một số loài cá chủ chốt lên tới mức kỷ lục...
Sản lượng cá trên toàn cầu đã tăng tới 73,8 triệu tấn trong năm 2014, trong đó 1/3 là các loài động vật thân mềm, tôm cua...
Báo cáo dự đoán trong năm 2016, thị phần cá trong tổng lượng tiêu thụ thực phẩm của con người sẽ là 87%, hay đạt 146 triệu tấn, tăng so với mức 85% hay 136 triệu tấn trong năm 2014.
Khu vực chế biến cá ngày một gia tăng cũng tạo ra các cơ hội để cải thiện tính bền vững của dây chuyền cung cấp cá, thông qua một loạt các sản phẩm phụ như collagen dùng trong ngành mỹ phẩm hay xương cá nhỏ được dùng làm đồ ăn vặt.
Về khía cạnh dinh dưỡng của cá, báo cáo lưu ý cá cung cấp 6,7% tổng lượng tiêu thụ protein của con người trên toàn cầu, đồng thời là nguồn cung cấp dồi dào chất béo omega-3, vitamin, canxi, kẽm và sắt.
Theo báo cáo, hiện có khoảng 57 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất thủy hải sản; xuất khẩu tôm cua cá trên thế giới đạt 148 tỷ USD trong năm 2014, tăng rất mạnh so với năm 1976.
Các quốc gia đang phát triển có kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản 80 tỷ USD, tạo ra nguồn thu thương mại cao hơn so với thịt, thuốc lá, gạo và đường cộng lại.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng làm thay đổi bản đồ bảng xếp hạng những loại cá được tiêu thụ nhiều nhất, chẳng hạn như cá hồi đang là loại hải sản được giao dịch nhiều nhất, soán ngôi vị mà tôm nắm giữ trong nhiều thập niên qua.
Nhờ thực thi các quyết định quản lý hiệu quả, lượng đánh bắt cá giảm tại một số khu vực như miền Tây Bắc Đại Tây Dương, tại đây lượng cá đánh bắt hàng năm hiện chưa bằng một nửa mức của đầu thập niên 1970.
Ngược lại, tại vùng Địa Trung Hải và Biển Đen, 59% lượng dự trữ cá theo ước tính đang bị đánh bắt ở mức không thể duy trì được về mặt sinh học, và theo báo cáo tình hình đã lên tới mức "báo động" đặc biệt là đối với những loài cá lớn như là cá tuyết, cá đối, cá bơn và cá tráp.
FAO đang tiếp tục hợp tác với tất cả các quốc gia để cải thiện chất lượng cũng như độ tin cậy của các số liệu về lượng cá đánh bắt hàng năm.
Sự gia tăng gấp đôi kể từ khi FAO tập hợp dữ liệu về những chủng loại cá được đánh bắt vào năm 1996 - lên đến mức hiện nay là 2.033 loại - cho thấy có sự cải thiện chung về chất lượng của những con số thống kê được thu thập.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FAO: Mỹ Latinh và Caribe sẽ xóa đói vào năm 2025
06:33' - 08/07/2016
Tỷ lệ người “đói ăn” tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ giảm xuống dưới 5% vào năm 2025, chỉ số được cho là xóa đói.
-
Hàng hoá
FAO: Giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh nhất trong bốn năm
19:40' - 07/07/2016
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa cho biết giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6/2016 đã tăng 4,2%, mức tăng mạnh nhất trong bốn năm qua do giá đường và hầu hết các thực phẩm đều tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Panama và FAO hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp
15:58' - 15/06/2016
Cơ quan quản lý tài nguyên thủy sản Panama (ARAP) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 14/6 đã ký một thỏa thuận hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cá ở Thái Bình Dương và Trung Mỹ giảm mạnh vì El Nino
12:06' - 17/03/2016
Theo báo cáo công bố ngày 16/3 của Tổ chức ngành thủy sản Trung Mỹ (Ospesca), hiện tượng El Nino khiến sản lượng cá tại Thái Bình Dương và Trung Mỹ từ đầu năm đến nay giảm 25% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29' - 26/04/2025
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50' - 26/04/2025
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55' - 26/04/2025
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.