Fintech - "cứu cánh" cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia thời COVID-19
Theo bài viết đăng trên trang The Conversation, tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang đóng góp vào khoảng 60% nền kinh tế quốc gia và thu hút hơn 97% lực lượng lao động nội địa của quốc gia này.
Tuy nhiên, chỉ 12% trong tổng số 60 triệu SME của Indonesia có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay vốn ngân hàng hiện nay vì tất cả đều đang rất khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế Indonesia đang chính thức bước vào giai đoạn suy thoái.
Đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với các SME này vì gần 50% (khoảng 30 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã buộc phải đóng cửa tạm thời do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh đó, dịch vụ tài chính công nghệ (Fintech) có thể sẽ phát huy hiệu quả vai trò quan trọng của mình để cứu giúp các SME của Indonesia “sống sót” sau giai đoạn đại dịch này.
Fintech là thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp của các dịch vụ tài chính và lĩnh vực công nghệ nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, người dân tiết kiệm tiền bạc, tiếp cận nguồn vốn vay và đầu tư trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn.
Các dịch vụ cho vay do các công ty fintech như Investree và Tunaikita của Indonesia cung cấp có thể giúp các SME nhận được khoản vay với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ truyền thống bằng các ứng dụng kỹ thuật thông minh, thuận tiện và nhanh chóng.
Dữ liệu từ cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia cho thấy đang có gần 25% dân số quốc gia này không có quyền truy cập vào ngân hàng. Các SME gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng, điều này gây khó khăn cho việc vay vốn và cấp vốn để các MSE mở rộng kinh doanh.
Theo báo cáo trong tháng 8/2020 của cơ quan dịch vụ dài chính Indonesia. hiện tại, có khoảng 157 công ty cung cấp vốn vay hoạt động theo hình thức fintech tại Indonesia, với tổng giá trị tài sản khoảng 3.200 tỷ rupiah.
Một dịch vụ cho vay do các công ty fintech cung cấp được gọi là dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P). Theo cơ chế cho vay này, một cá nhân hoặc một công ty có thể cho người khác vay tiền để đổi lại một khoản lãi suất.
Ít nhất 54% trong số 12,8 triệu đối tượng vay theo hình thức P2P là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoản cho vay này chiếm 55% trong tổng số 54.710 tỷ rupiah cho vay mà lĩnh vực fintech đã giải ngân vào năm 2020.
Theo một nghiên cứu của Đại học Indonesia, cho vay theo hình thức P2P giúp các SME mở rộng quy mô kinh doanh của họ và từ đó giúp họ đủ điều kiện để tiếp cận với các nguồn vốn vay lớn hơn phục vụ cho mục đích không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm cho người dân.
Những người bán hàng trực tuyến đã vay vốn theo hình thức P2P có thể tăng thu nhập của họ từ mức trung bình ban đầu là 807 triệu rupiah (khoảng 57.000 USD) lên 3,5 tỷ rupiah và đây được các chuyên gia kinh tế đánh giá là hình thức ưu việt và rất cần được khuyến khích triển khai rộng rãi tại Indonesia trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia này vẫn chưa phục hồi.
Chính phủ Indonesia cần hỗ trợ việc mở rộng fintech để họ có thể giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các khoản vay và mở rộng quy mô kinh doanh do đây là lực lượng chính đóng góp vào nền kinh tế của Indonesia nên việc hỗ trợ cần được chính phủ xem xét nghiêm túc và triển khai nhanh chóng.
Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia (OJK) gần đây cũng đã khởi động “Kế hoạch hành động và lộ trình đổi mới tài chính kỹ thuật số giai đoạn 2020-2024”. Theo lộ trình phát triển này, các công ty khởi nghiệp fintech có thể tiến hành các thực nghiệm trực tiếp để thử nghiệm các sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh mới trong một môi trường được kiểm soát.
Việc này cũng cho phép OJK nhận được phản hồi ngay lập tức và kiểm tra các quy định một cách hiệu quả. Với các sản phẩm cho vay đa dạng hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi khi tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, chính phủ vẫn cần hỗ trợ điều này bằng hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp, chẳng hạn như kết nối Internet tốc độ cao, giá cả phải chăng và mọi thông tin phải tuyệt đối đáng tin cậy.
Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng tất cả các SME được thông báo đầy đủ về các lựa chọn dịch vụ tài chính có sẵn, bao gồm cả những lựa chọn do các công ty fintech cung cấp.
Bên cạnh đó, điều cần thiết là sự hợp tác giữa tất cả các bên, bao gồm các công ty fintech, hệ thống các ngân hàng và chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia có nguồn lực tồn tại sau giai đoạn đại dịch COVID-19 này./.
- Từ khóa :
- fintech
- đông nam á
- indonesia
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Indonesia: Hơn 10 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến
09:18' - 10/11/2020
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) kinh doanh trực tuyến tại Indonesia đã đạt 10,2 triệu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa tại quốc gia Đông Nam Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chi gần 143 triệu USD để xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin
08:23' - 10/11/2020
Chính phủ Indonesia sẽ đầu tư 2.000 tỷ rupiah (142,83 triệu USD) cho công ty dược quốc doanh PT Bio Farma để xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia nỗ lực thoát khỏi suy thoái kinh tế
21:06' - 07/11/2020
Indonesia (lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.
-
Tài chính
Các công ty khởi nghiệp Indonesia thu hút 1,9 tỷ USD vốn đầu tư
09:26' - 04/11/2020
Hiệp hội quỹ đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp Indonesia (Amvesindo) cho biết tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của nước này đạt 1,9 tỷ USD tính đến hết quý III/2020 với tổng cộng 52 giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore và Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nguồn nhân tài fintech
17:04' - 08/09/2020
Theo Giám đốc fintech của Cơ quan tiền tệ Singapore, khi fintech toàn cầu bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, điều quan trọng là phải thiết lập một lực lượng lao động chuyên nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ việc thành lập Cơ quan xếp hạng tín nhiệm châu Phi
10:28' - 16/02/2025
Việc thành lập AfCRA dự kiến sẽ mở ra nguồn tài chính quan trọng cho các chương trình phát triển của châu lục, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa cho người dân châu Phi.
-
Tài chính
Hướng dẫn thu thuế hàng nhập khẩu trị giá thấp gửi qua chuyển phát nhanh
17:21' - 15/02/2025
Tổng cục Hải quan cho biết đang triển khai các hướng dẫn thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính để đảm bảo việc thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu giá trị thấp được thực hiện đúng quy định.
-
Tài chính
Triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
14:33' - 15/02/2025
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định số 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô
10:46' - 15/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/2 đã thông báo ý định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bổ sung vào làn sóng đánh thuế nhập khẩu sâu rộng của ông.
-
Tài chính
Thu ngân sách 2025: Tăng quản lý và chống thất thu thuế
10:39' - 15/02/2025
Năm 2025, Bộ Tài chính đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ngân sách nhà nước, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
-
Tài chính
Hàn Quốc sẽ giám sát hoạt động mua bán sản phẩm tài chính trực tuyến
09:04' - 15/02/2025
Theo các quan chức trong ngành, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế những chiến thuật lừa đảo được sử dụng trong việc bán sản phẩm tài chính trực tuyến.
-
Tài chính
Lạm phát tại Nhật Bản có khả năng lên mức cao
21:51' - 14/02/2025
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI), bao gồm các sản phẩm dầu mỏ nhưng không tính đến giá thực phẩm tươi sống, trong tháng 1/2025 dự báo tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
Nhiều chính sách giảm thuế đi vào cuộc sống hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
17:04' - 14/02/2025
Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí đã có những tác động tích cực đến đời sống người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế.
-
Tài chính
Đôn đốc 13 địa phương thực hiện hóa đơn điện tử từng lần với bán lẻ xăng dầu
16:14' - 14/02/2025
Tổng cục thuế đã gửi công văn đến các tỉnh thành Bình Dương, Đắk Nông, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Bình, Cà Mau và Bình Phước.