Fintech và cơ hội cho các trung tâm tài chính mới
Tp.Hồ Chí Minh đang hướng đến việc xây dựng thành phố trở thành trung tâm tài chính của cả nước cũng như khu vực.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất khó có thể thành công trong cuộc đua xây dựng một trung tâm tài chính tầm quốc tế theo cách truyền thống.
Vì vậy, hướng phát triển các công ty công nghệ tài chính (Fintech) có độ phủ quốc tế sẽ phù hợp hơn với Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung.
Cơ hội nào cho “người đi sau”
Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Trường Đại học Fulbright Việt Nam, mặc dù Tp. Hồ Chí Minh có một vị thế kinh tế nổi trội để có thể trở thành một trung tâm tài chính nhưng hiện vẫn chưa có tên trong bảng xếp hạng trung tâm tài chính khu vực năm 2019 bởi quy mô vẫn rất nhỏ so với các trung tâm đã hình thành tại nhiều nước trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc đã nổi lên như một quốc gia có 7 trung tâm tài chính khu vực và quốc tế một phần nhờ quy mô kinh tế cũng như tận dụng được sự phát triển các thị trường ngách.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh cần thay đổi trong tiếp cận, nương theo biến động và xu thế của khu vực và thế giới.
Có như thế mới có thể lọt vào danh sách trung tâm tài chính của quốc tế, dần dần khẳng định vị thế trên thế giới. Với các lợi thế đang có, Tp. Hồ Chí Minh có thể phát triển theo trung tâm tài chính hàng hóa hoặc Fintech.
Tiến sĩ Lê Hồng Giang - Giám đốc Chiến lược đầu tư Quỹ Tactical Global Management (Australia) nhận xét, khoảng chục năm trở lại đây, trong bối cảnh làn sóng công nghệ di động, tính toán đám mây và nhất là trí tuệ nhân tạo bùng nổ, ngành tài chính thế giới đang bước vào với một cuộc thay đổi lớn. Dịch vụ tài chính càng ngày càng dựa vào công nghệ.
Do vậy, bản chất của trung tâm tài chính sẽ dịch chuyển thành trung tâm công nghệ hoặc cộng sinh với trung tâm công nghệ.
Đây sẽ là thách thức cho các trung tâm tài chính hiện hữu, đồng thời là cơ hội cho những trung tâm non trẻ.
Một đặc điểm quan trọng của làn sóng công nghệ mới là tính phi tập trung ngày càng cao, dù là trong các ứng dụng blockchain, cho vay ngang hàng hay huy động vốn từ đám đông...
Phi tập trung theo chiều ngang khi các dịch vụ tài chính không cần tập trung hoặc thông qua các đầu mối lớn nữa, trong khi phi tập trung theo chiều dọc với các công ty Fintech nhỏ gặm nhấm dần từng mảng dịch vụ của các định chế tài chính hiện hữu. Quá trình này sẽ làm giảm dần lợi thế nhờ quy mô của các trung tâm tài chính lớn.
Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng khó có cửa trong cuộc đua xây dựng một trung tâm tài chính tầm quốc tế theo cách tryền thống, nhưng thai nghén một vài unicorn (công ty kỳ lân khởi nghiệp xuất sắc được định giá trên 1 tỷ USD) về fintech có độ phủ quốc tế hoàn toàn nằm trong tầm với.
Trusting Social - một công ty công nghệ tài chính thuần Việt đang tiến gần tới mục tiêu đó và còn nhiều start-up khác cũng rất có triển vọng. Đó sẽ là tương lai trung tâm tài chính của Việt Nam, của Tp.Hồ Chí Minh - Tiến sĩ Lê Hồng Giang gợi mở.
Điểm đến lý tưởng
Các chuyên gia cho rằng, với sự phát triển của công nghệ 4.0 ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy các trung tâm tài chính quốc tế vẫn chưa đánh mất vai trò quan trọng của mình như đã từng có trong lịch sử.
Chúng sẽ chuyển sang một diện mạo mới và đó cũng là thời cơ cho các quốc gia đến sau như Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ (Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh) nhận định, với tất cả những "thiên thời, địa lợi nhân hoà" và kế hoạch bài bản đã được ấp ủ từ hơn một thập niên qua, Tp. Hồ Chí Minh có khả năng và xứng đáng trở thành một trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, trung tâm tài chính quốc tế ở các nước luôn là câu chuyện chính sách tầm quốc gia. Điều này đòi hỏi sự ủng hộ tuyệt đối từ Trung ương. Phát triển trung tâm tài chính nên được đặt ở tầm quốc sách, thể hiện trong việc chuẩn bị các đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sắp tới.
“Với những bất cập về thể chế hiện hành, có thể cần đến cách tiếp cận theo kiểu "một vụ nổ lớn" (Big Bang). Thiết lập trung tâm tài chính quốc tế trong một đặc khu kinh tế đặc biệt tại Tp.Hồ Chí Minh với những chuẩn mực đẳng cấp quốc tế cao nhất” - Giáo sư Trần Ngọc Thơ đề xuất.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thơ, Fintech được dự báo sẽ làm thay đổi cuộc chơi của các trung tâm tài chính quốc tế trên toàn thế giới.
Phải chăng điều này sẽ gợi ý về việc phát triển một trung tâm tài chính của Việt Nam, với Tp.Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng để triển khai, bước đầu bằng việc tập trung vào lĩnh vực Fintech.
Bên cạnh các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp truyền thống, việc phát triển hệ sinh thái Fintech sẽ là một hướng mới cho các trung tâm tài chính - các chuyên gia nhận định.
Về cơ bản, đó cũng là các chính sách khuyến khích phát trển đặc thù cho thế giới startup công nghệ, thu hút quỹ đầu tư mạo hiểm, dịch vụ tư vấn trợ giúp, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, hội thảo, workshop công nghệ, thiết lập văn phòng làm việc chung với hạ tầng thông tin và tính toán mạnh.
Cùng đó, việc giúp dỡ bỏ các rào cản pháp lý và hạn chế các định chế tài chính hiện hữu vận động hành lang bảo vệ vai trò độc quyền của họ sẽ là bệ đỡ lớn nhất cho hệ sinh thái Fintech phát triển.
Để chuẩn bị cho việc phát triển Tp.Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND thành phố đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp quan trọng; trong đó, nhấn mạnh thúc đẩy các chương trình khởi nghiệp sáng tạo, nhất là liên quan đến vấn đề khởi nghiệp về Fintech và tạo môi trường thuận lợi cho ngành tài chính phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Đến thời điểm hiện tại, việc lựa chọn mô hình phát triển nào cho trung tâm tài chính Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang được cân nhắc trước khi quyết định.Tuy nhiên, để Tp.Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của cả nước, khu vực và thế giới đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cần có sự thay đổi trong tiếp cận, nương theo biến động và xu thế của khu vực và thế giới.
Có như thế, thành phố mới có thể lọt vào danh sách trung tâm tài chính của quốc tế, dần dần khẳng định vị thế trên thế giới.
Dự kiến, ngày 18/10/2019, UBND Tp.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Diễn đàn kinh tế thành phố 2019 với chủ đề “Phát triển Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế” nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa lãnh đạo thành phố với các chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức tài chính, đầu tư trong nước, quốc tế để thảo luận, đánh giá thực trạng cũng như triển vọng, cơ hội, thách thức.
Từ đó, xác định tầm nhìn và đưa ra thông điệp của thành phố về định hướng xây dựng, phát triển Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế./.
- Từ khóa :
- Fintech
- công nghệ 4.0
- công ty công nghệ tài chính
Tin liên quan
-
Tài chính
Đổi mới quản lý hải quan phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
13:42' - 09/10/2019
Ngày 9/10, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á -Âu (ASEM) đã diễn ra Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM 13 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
-
Tài chính
Kho bạc nhà nước sắp xếp tinh gọn bộ máy
09:06' - 08/10/2019
Năm 2015 đến nay, Kho bạc Nhà nước cắt giảm được 294 cấp phòng thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; rà soát, cắt giảm 15 Kho bạc Nhà nước cấp huyện, trên 1950 cấp tổ đội thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Có thể kiểm soát CPI năm 2019 quanh mức 3,5%
16:07' - 27/09/2019
Sáng 27/9, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
08:03'
Trong tháng Ba, đồng USD dao động gần mức "đáy" của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump.
-
Tài chính
Sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa
18:05' - 06/04/2025
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16' - 06/04/2025
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử
09:58' - 06/04/2025
Cục Thuế, Bộ Tài chính đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử, , kinh doanh trên nền tảng số.
-
Tài chính
NATO cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro cho Ukraine
07:31' - 06/04/2025
Tổng Thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết các quốc gia thành viên đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro (21,65 tỷ USD) cho Ukraine trong 3 tháng đầu năm.
-
Tài chính
Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ
09:44' - 05/04/2025
Kế hoạch này nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp và xã hội trong tương lai, đồng thời cho biết các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp là mục tiêu hỗ trợ chính.
-
Tài chính
Đã hoàn hơn 29.230 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
21:05' - 04/04/2025
Số hoàn thuế giá trị gia tăng từ đầu năm đến ngày 23/3 là 3.705 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
16:36' - 04/04/2025
Bộ Tài chính hướng dẫn, khi thực hiện bàn giao nguồn tài chính, ngân sách nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên, kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả.
-
Tài chính
Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 9,7%
12:46' - 04/04/2025
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025 đạt khoảng 411.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với dự toán năm 2024, Cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan khu vực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.