FPT tự tin giải quyết được nghẽn lệnh giao dịch sàn HOSE
Theo ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, doanh nghiệp tự tin giải quyết được vấn đề này vì lâu nay FPT đã làm hệ thống lõi giao dịch cổ phiếu cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thậm chí cả hệ thống lõi về quản lý trung tâm lưu ký, quản lý trái phiếu doanh nghiệp, giao dịch phái sinh...
Ngoài ra, FPT còn làm hệ thống lõi cho ngành thuế, hải quan, kho bạc và dự trữ quốc gia, với sự kết nối giữa hải quan và kho bạc, giữa ngân hàng với kho bạc...
Tại Đại hội, Chủ tịch Hội Đồng quản trị FPT, ông Trương Gia Bình cho biết, một trong những nghi ngại khác từ giới đầu tư là FPT liệu có phải là một doanh nghiệp gia công hay không. Ông Bình khẳng định, FPT không chỉ là doanh nghiệp gia công và thực tế cho thấy FPT vừa đứng ra nhận "giải cứu" vấn đề nghẽn lệnh trên sàn HOSE trong thời gian 3 tháng, trong khi hệ thống mới triển khai đã nhiều năm vẫn chưa xong.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đặt câu hỏi FPT có thể giải được bài toán nhân lực vốn đang rất thiếu hiện nay, trong bối cảnh hàng năm FPT đều đặt mục tiêu tăng trưởng khá cao. Đơn cử như năm 2021, FPT dự kiến tuyển mới 7.000 người để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình thông tin, để đáp ứng nhu cầu nhân lực rất lớn hiện nay, nhất là trong bối cảnh FPT làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, FPT đang thành lập các trung tâm với nguồn nhân lực lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Mexico, Costa Rica, Rumani...
Bên cạnh đó, FPT cũng tăng động lực làm việc cho nhân viên thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP (cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động) và thực hiện hình thức khoán khối lượng công việc.
Đặc biệt, FPT liên tục mở lớp, trường đào tạo và thực hiện đào tạo nhanh, chỉ từ 3 - 6 tháng có thể làm việc được ngay.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho biết, năm 2020 là một năm lửa thử vàng, đặt ra thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, FPT nhận thấy đây là cơ hội rất lớn bởi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều thực hiện chuyển đổi số. FPT quyết tâm biến cơ hội này thành hiện thực với những quyết sách và hành động đúng lúc, kịp thời.
Năm 2021, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng bền vững với doanh thu tăng 16,4 % và lợi nhuận trước thuế tăng 18 %; đồng thời tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 20% trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Đây cũng là mức tăng trưởng bền vững FPT mong muốn duy trì trong dài hạn, đặc biệt khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, thời cơ vàng cho các công ty công nghệ như FPT.
Để đạt được mục tiêu trên, FPT xây dựng các chương trình hành động cân bằng toàn diện ở cả ba khía cạnh kinh doanh, công nghệ và con người.
Tập đoàn cũng xác định khối công nghệ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với hướng đi mũi nhọn là dịch vụ chuyển đổi số và nhóm sản phẩm, giải pháp Made by FPT.
Về kết quả kinh doanh quý I/2021, ước tính doanh thu của Tập đoàn tăng trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận tăng trưởng 22%./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
FPT dự kiến phát hành 5,2 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu
14:26' - 01/04/2021
FPT vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu ESOP cho lãnh đạo cấp cao.
-
Chứng khoán
HOSE và FPT đang xây dựng hệ thống đạt 3 -5 triệu lệnh/ngày
12:42' - 30/03/2021
Mục tiêu đặt ra là hệ thống sẽ xử lý được khoảng từ 3.000.000 đến 5.000.000 lệnh một ngày. Đây là giải pháp tối ưu bởi thời gian triển khai cũng như các rủi ro về góc độ hệ thống.
-
Chứng khoán
FPT tăng vốn điều lệ cho một công ty con lên 1.400 tỷ đồng
08:00' - 16/03/2021
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt tăng vốn điều lệ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giáo dục FPT từ 1.000 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 22/4
16:46'
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 22/4.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 22/4: Hàng loạt mã giảm sàn, VN-Index "rơi" hơn 40 điểm
16:17'
Sau chuỗi tăng điểm kéo dài, thị trường chứng khoán ngày 22/4 diễn biến tiêu cực ngay từ khi mở cửa. Đến phiên chiều, áp lực bán tăng mạnh đã đẩy các chỉ số giảm sâu hơn.
-
Chứng khoán
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận gần 1.000 tỷ đồng
15:17'
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Mã chứng khoán: MVN) đã đặt ra mục tiêu tổng doanh thu năm 2021 đạt khoảng 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 944 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế của Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tăng 73,3%
15:14'
Quý I/2021, doanh thu NTP đạt 1.061,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,3% và 73,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Chứng khoán
HPG nâng mức chia cổ tức lên 40%
12:42'
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã quyết định biểu quyết chia cổ tức năm 2020 ở mức 40%; trong đó, có 5% chi trả bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận của VCSC tăng hơn 4 lần
10:03'
Lợi nhuận trước thuế của VCSC đạt 364 tỷ đồng trong quý I/2021, tăng 306% (hơn 4 lần) so với quý I/2020 và hoàn thành 29% kế hoạch cả năm.
-
Chứng khoán
Phiên 21/4 chứng khoán Phố Wall lấy lại đà tăng
07:31'
Trong phiên giao dịch 21/4, chứng khoán Phố Wall lấy lại đà tăng sau hai phiên giảm trước đó, giữa bối cảnh thị trường bỏ qua báo cáo kinh doanh gây thất vọng của Netflix.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến mức giảm mạnh
17:56' - 21/04/2021
Thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến mức giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 21/4, do số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng đã gây sức ép lên tâm lý của nhà đầu tư trên toàn cầu.
-
Chứng khoán
Xây lắp Thừa Thiên Huế dự kiến doanh thu tăng 18,3%
10:02' - 21/04/2021
CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (Mã chứng khoán: HUB) dự kiến kế hoạch doanh thu năm 2021 là 550 tỷ đồng, tăng 18,3% so với thực hiện trong năm 2020.