FTA Canada-Trung Quốc và sức ép từ phía Mỹ
Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Canada và Trung Quốc có thể vấp phải một số “chướng ngại vật” từ phía Mỹ.
Trong Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản 2.0 của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), có điều khoản quy định nếu một trong các đối tác tham gia một thỏa thuận thương mại tự do với một nước "phi thị trường" (ám chỉ Trung Quốc), các nước còn lại có thể rút khỏi thỏa thuận trong vòng 6 tháng sau đó và tự thiết lập một thỏa thuận thương mại tự do song phương.Mỹ có thể “tận dụng” điều khoản này trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc.Trung Quốc và Canada đã bàn thảo về tính khả thi của một FTA song phương từ tháng 9/2016. He Weiwen, một cựu quan chức thương mại của Trung Quốc, lạc quan rằng “sẽ không có rào cản lớn” giữa Trung Quốc và Canada để đạt được một thỏa thuận toàn diện. Nhưng không phải chuyên gia nào cũng chia sẻ quan điểm này của ông He Weiwen. Chuyên gia nghiên cứu Chen Fengying cho rằng hiện nay dường như hai bên khó có thể đạt được FTA trong tương lai gần.Còn giới chuyên gia Canada cho rằng có nhiều lý do để Ottawa cần dè dặt về mong muốn đạt được một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Và một trong những lý do đó xuất phát từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã “tình cờ” tặng cho Ottawa một lý do hoàn hảo để hạ nhiệt sự hăng hái của mình, đó chính là điều khoản nêu trên của USMCA.Một lý do nữa đó là Canada gần như đạt được thương mại tự do với hầu hết các nước trên thế giới. Đáng chú ý, dòng chữ “Made in China” xuất hiện trên nhiều đồ gia dụng tại Canada. Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Canada được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp, hoặc 0% đối với một số mặt hàng. Canada cho rằng một trong những lợi ích chủ chốt của thương mại đó là người Canada được mua các sản phẩm của nước ngoài với giá rẻ hơn chi phí sản xuất trong nước. Trong khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhìn chung được hưởng mức thuế quan thấp (hoặc 0%) khi vào thị trường Canada, thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Canada lại phải đối mặt với bức tường thuế quan khổng lồ khi thâm nhập Trung Quốc. Đó là một phần lý do tại sao Canada lại trong tình trạng thâm hụt thương mại cực lớn với Trung Quốc. Và chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau muốn sửa chữa điều này. Trong khi đó, một trong những mong muốn của Trung Quốc đó là các doanh nghiệp quốc doanh của nước này được tự do đầu tư vào Canada. Và đây là điểm chú ý mà Canada cần phải cân nhắc một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một FTA, mà còn là một hiệp định đầu tư. Với trường hợp nhà đầu tư là một doanh nghiệp nhà nước, như quỹ đầu tư quốc gia Na Uy chẳng hạn, thì đây sẽ không phải là một vấn đề đáng quan ngại. Nhưng Bắc Kinh không phải là Oslo. Và thêm một lý do nữa để Ottawa phải tính đến Trung Quốc không giống như các đối tác thương mại lớn của Canada. Canada trao đổi thương mại với nhiều thể chế chính trị, từ phi dân chủ, đến chuyên chế. Nhưng Canada chưa từng có một đối tác hàng đầu là một chính phủ với một hệ thống những giá trị có nhiều điểm bất đồng với Ottawa. Đây không phải là một mối quan ngại về lý thuyết. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cường quốc này được kỳ vọng sẽ tuân thủ các quy tắc. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy và đó là một phần lý do tại sao Mỹ lại triển khai một loạt đòn thương mại nhằm vào Trung Quốc. Giới quan sát đặt câu hỏi liệu Canada có thể đàm phán về một hệ thống quy tắc sẽ ràng buộc Trung Quốc?Và nếu như mục tiêu của Ottawa là mở cửa thị trường Trung Quốc, thì nên chăng Canada thay vì “đơn thương độc mã” cần hợp lực với châu Âu và Mỹ để gây sức ép với Bắc Kinh, buộc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế?Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ hai của Canada. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2018, giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 345,2 tỷ NDT (49,65 tỷ USD)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ Mỹ
15:00' - 22/11/2018
Ngày 21/11, Bộ Tài chính Canada cam kết sẽ cân bằng ngân sách trong năm 2019, đồng thời công bố những biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp nước này có thể cạnh tranh với đối thủ từ nước láng giềng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hy vọng trở thành thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á
07:03' - 22/11/2018
Thủ tướng Justin Trudeau đã tham dự Hội nghị cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Singapore. Canada là “đối tác đối thoại” tại ASEAN và chỉ tham gia một số cuộc thảo luận.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Canada lần đầu tiên tổ chức đối thoại tài chính-kinh tế
08:29' - 13/11/2018
Vòng Đối thoại Chiến lược Tài chính và Kinh tế Trung Quốc - Canada lần đầu tiên chính thức khai mạc ngày 12/11 trong bối cảnh Bắc Kinh và Ottawa đang tìm cách tăng cường hợp tác mang tính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Canada hy vọng Mỹ sẽ bãi bỏ thuế nhôm, thép vào cuối tháng này
08:11' - 13/11/2018
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hy vọng Ottawa sẽ đạt được thỏa thuận với Washington về bãi bỏ thuế đối với các sản phẩm nhôm và thép của Canada vào cuối tháng 11 này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.