Canada hy vọng trở thành thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á
Tuy nhiên, Canada là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhóm họp ở Port Moresby (Papua New Guinea), nơi Thủ tướng Trudeau sẽ có mặt để tham dự.
Canada đang nuôi hy vọng trở thành thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) – nhóm 18 quốc gia, gồm 10 nước ASEAN cùng với những nước chủ chốt ở khu vực là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ. Theo giới phân tích, Hội nghị Cấp cao Đông Á không chỉ là một diễn đàn có ý nghĩa đối với thương mại, mà còn là nơi bàn thảo về tình hình an ninh của khu vực. Và Canada muốn có một ghế tại bàn thảo luận này.Giới quan sát dự báo các cuộc thảo luận giữa Canada với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bớt căng hơn hồi năm 2017. Cách đây một năm, 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang hối hả làm việc để chuyển tới chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump một thông điệp: Mỹ rút khỏi TPP không có nghĩa các nước còn lại không thể tiếp tục cải cách thương mại trên diện rộng để đối trọng với quyền lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Nhưng các cuộc thảo luận vào phút chót xoay quanh TPP đã tạm ngưng. Đặc biệt, sau đó Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp lãnh đạo các nước TPP khiến các đối tác thương mại nổi giận. Nhưng cuối cùng, ở Đà Nẵng, tháng 11/2017, TPP đã tái sinh, trở thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Với việc Canada nằm trong nhóm 6 quốc gia đầu tiên phê chuẩn CPTPP để hiệp định này có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, căng thẳng đã tan và 11 quốc gia còn lại của TPP đang hợp sức đối phó với chính sách thương mại ngày càng mang nặng tính bảo hộ của Mỹ.Carlo Dade, Giám đốc trung tâm thương mại và đầu tư thuộc Canada West Foundation nhận định: Một phần chuyến công du này của Thủ tướng Canada là để cải thiện mối quan hệ với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Theo giới chuyên gia, các hội nghị cấp cao của ASEAN và APEC năm nay dường như không có thỏa thuận lớn để bàn thảo, nhưng không phải là không có nghĩa đối với Thủ tướng Trudeau.Chương trình nghị sự về đa dạng hóa thương mại của Chính phủ Trudeau đòi hỏi không chỉ một đội ngũ các nhà đàm phán thông thái, mà còn cần một “cú huých” ngoại giao mang tính chiến lược. Ông Carlo Dade đánh giá Canada đã chậm chân so với Australia và Mỹ trong việc nhận biết “người chơi” và thị trường.Tháng trước, Chính phủ Canada đã hoàn tất tham vấn công chúng về khả năng tiến hành đàm phán thương mại toàn diện với khối ASEAN. Các đối tượng liên quan đều phấn khởi về khả năng đạt được các điều khoản thương mại tốt hơn đối với một số mặt hàng và dịch vụ gắn kết tham vọng của Canada tại châu Á như xuất khẩu nông sản, thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên. Và các nhà thầu xây dựng của Canada và dịch vụ công nghệ xanh sẽ có thêm các khách hàng mới.Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN có tiềm năng lớn nhất đối với Canada như Việt Nam, Singapore và Malaysia thì đã nằm trong CPTPP. Còn một số nước khác như Philippines hay Indonesia, nơi sở hữu tiềm năng thị trường lớn, nhưng lại khó có thể thiết lập quan hệ đối tác ở thời điểm này. Đáng chú ý là Myanmar hiện đang bị một số đối tác thương mại chỉ trích về tình trạng ngược đãi người Rohingya. Vì thế, Myanmar khó có thể trở thành một đối tác thương mại ưu tiên trong môi trường chính trị hiện nay.Theo quan điểm của ông Dale, không giống như Australia có lợi thế gần gũi về địa lý, một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Canada với ASEAN “mang tính hoài bão hơn là thực tế”. Cũng theo ông Dale, Philippines có thể sẽ tham gia CPTPP, và đây là phương án để tiếp cận tốt hơn với ASEAN, thay vì tiến hành đàm phán FTA với ASEAN. Trong khi đó, Giáo sư Yves Tiberghien thuộc Đại học British Columbia cho rằng nếu hội tụ đủ các doanh nghiệp Canada ủng hộ ý tưởng đàm phán FTA với ASEAN thì có thể cân nhắc phương án này./.Tin liên quan
-
Đời sống
Mỹ và Canada khuyến cáo rau diếp nhiễm khuẩn E.coli
11:28' - 21/11/2018
Ngày 20/11, giới chức Mỹ và Canada khuyến cáo người dân không sử dụng rau diếp trong chế biến món ăn do đang bùng phát dịch nhiễm khuẩn đường ruột E.Coli trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Thách thức của chính sách nhập cư kinh tế
05:30' - 15/11/2018
Sau khi Chính phủ Canada công bố kế hoạch nâng mức tiếp nhận người nhập cư lên 350.000 người vào năm 2021, nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ Michelle Rempel đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Canada lần đầu tiên tổ chức đối thoại tài chính-kinh tế
08:29' - 13/11/2018
Vòng Đối thoại Chiến lược Tài chính và Kinh tế Trung Quốc - Canada lần đầu tiên chính thức khai mạc ngày 12/11 trong bối cảnh Bắc Kinh và Ottawa đang tìm cách tăng cường hợp tác mang tính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP có phải là “trái ngọt” với Canada?
05:30' - 13/11/2018
Theo ví von của giới phân tích, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố “ám sát” TPP – tiền thân của CPTPP, nhưng hiệp định này vẫn “hiên ngang tồn tại”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.