G20 cảnh báo khủng bố và Brexit tạo ra nguy cơ đối với tăng trưởng
Sau hai ngày làm việc, chiều 24/7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, với việc ra tuyên bố chung trong đó nhắc lại cam kết sử dụng mọi công cụ chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Trong tuyên bố chung, các nước thành viên G20, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức, thừa nhận tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, song yếu hơn kỳ vọng. G20 cam kết sẽ sử dụng "tất cả các công cụ chính sách", trong đó có các biện pháp tiền tệ, tài chính và cơ cấu, nhằm tăng cường lòng tin và thúc đẩy tăng trưởng, qua đó hướng đến việc đạt được "các mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện".
Đại diện các nước cũng phản đối mọi hình thức bảo hộ thương mại, đồng thời cam kết không phá giá tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp trong ngành thép và các ngành công nghiệp khác, vốn dẫn đến tình trạng thừa cung và giá cả hàng hóa sụt giảm.
Tuyên bố cũng nhận định việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đặt ra nhiều nguy cơ đối với kinh tế thế giới, trước hết là tạo thêm bất ổn cho nền kinh tế, song các nước thành viên G20 đã sẵn sàng chủ động ứng phó với những tác động tài chính và kinh tế tiềm tàng do "cú sốc" này mang lại. Các bộ trưởng cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, nước Anh sẽ là "một đối tác thân cận" của EU.
Bộ trưởng các nước cũng "lên án các vụ tấn công khủng bố gần đây bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất", đồng thời nhấn mạnh rằng khủng bố là một trong những vấn đề làm "phức tạp" môi trường kinh tế toàn cầu. G-20 cam kết sẽ ngăn chặn mọi hình thức tài trợ cho khủng bố.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm G20 diễn ra tại Thành Đô trong hai ngày 23 và 24/7. Đây là hội nghị cấp bộ trưởng cuối cùng trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào ngày 4-5/9 tới.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội khối (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo tài chính G20 bàn biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
16:49' - 23/07/2016
Ngày 23/7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Thương mại G20 thúc đẩy chiến lược tăng trưởng thương mại
18:25' - 10/07/2016
Nhằm ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế thế giới, các bộ trưởng cũng nhất trí cải thiện công tác quản trị thương mại toàn cầu để hướng tới nới lỏng và tự do hóa thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Bốn vấn đề cần tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh G20
07:33' - 29/05/2016
G20 nên tập trung vào một số vấn đề cần sự hợp tác quốc tế là bất bình đẳng thu nhập, ổn định tài chính, biến đổi khí hậu và di cư.
-
Kinh tế Thế giới
Các quỹ đầu tư kêu gọi G20 ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
07:25' - 20/04/2016
Khoảng 400 quỹ đầu tư trên thế giới vừa gửi thư kêu gọi các quốc gia G20 ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu vào ngày 22/4 tới tại Liên hiệp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.