G20: Đi tìm điểm chung đối với một loạt vấn đề toàn cầu gây chia rẽ
Diễn ra trong bối cảnh những diễn biến phức tạp trên thế giới cùng những bước điều chỉnh chính sách của một số nước trong thời gian qua, hội nghị đứng trước nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi các nước phải thể hiện trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề chung.
Hội nghị cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo G20 cùng các đối tác quan trọng tìm kiếm giải pháp vượt qua khó khăn và bất đồng nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng bền vững để góp phần định hình một thế giới kết nối.
Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận và tìm kiếm quan điểm chung đối với một loạt vấn đề toàn cầu đang gây chia rẽ, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố, thương mại tự do và biến đổi khí hậu.
Hội nghị sẽ có 5 phiên thảo luận gồm các vấn đề liên quan đến kinh tế thế giới (tăng trưởng kinh tế thế giới, tăng cường liên kết thương mại và đầu tư, tài chính và thuế); hợp tác chống biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải và năng lượng; y tế và chống dịch bệnh; các vấn đề phát triển, châu Phi và phụ nữ; vấn đề việc làm trong nền kinh tế số hóa dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cùng tham dự hội nghị còn có các nhà lãnh đạo của Hà Lan, Na Uy, Tây Ban nha, Guinea, Senegal, Singapore và Vietnam
Theo giới phân tích, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ trên hết" đã làm nảy sinh bất đồng giữa Washington với nhiều nước, ngay cả những nước vốn là đồng minh thân cận của Mỹ.
Thương mại tự do đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và kêu gọi giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại.
Do đó, tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo G20 sẽ phải nỗ lực tìm ra tiếng nói chung trong vấn đề thương mại tự do, đặc biệt sau khi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của nhóm nhất trí chống lại "mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ" trong tuyên bố chung đưa ra hồi tháng 3.
Một vấn đề khác được cho là cũng sẽ làm nảy sinh bất đồng giữa các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 là biến đổi khí hậu, nhất là sau khi Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ngay trước khi diễn ra hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo Mỹ sẽ bị cô lập trong vấn đề chống biến đổi khí hậu bởi một thực tế rằng trong khi Washington quyết định rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 thì nhiều nước đang mong muốn triển khai thực thi thỏa thuận mang tính toàn cầu này.
Thủ tướng Đức khẳng định các cuộc thương lượng về vấn đề chống biến đổi khí hậu sẽ "không dễ dàng" đối với ông Donald Trump.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G20 cũng sẽ thảo luận việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (IBMC) hồi đầu tuần.
Tại cuộc gặp 3 bên trước hội nghị, các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí gia tăng sức ép lên Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong các nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Các lãnh đạo 3 nước trên cũng cho biết sẽ đi đầu trong các nỗ lực nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ của G20 tới Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 cũng sẽ thảo luận nhiều vấn đề "nóng" khác của thế giới, trong đó có người di cư, đầu tư tại châu Phi, số hóa và trao quyền cho phụ nữ.
Ngay trước thềm hội nghị, lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhất trí kêu gọi các nền kinh tế thành viên G20 hành động để khôi phục thương mại, cho rằng "tăng cường hội nhập thương mại kết hợp với các chính sách hỗ trợ trong nước có thể giúp tăng thu nhập và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn cầu".
Theo các nhà lãnh đạo của 3 thể chế quốc tế trên, tiến độ mở cửa thương mại đã bị đình trệ kể từ đầu những năm 2000, với quá nhiều vấn đề thương mại còn tồn tại, cũng như các chính sách ủng hộ ngành công nghiệp trong nước và các rào cản mới được tạo ra.
Do đó, các nước cần loại bỏ các rào cản thương mại, giảm trợ cấp và các biện pháp bóp méo thương mại khác, cũng như cần đưa ra các chính sách trợ giúp những người lao động và các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những thay đổi về cơ cấu kinh tế, như hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đào tạo bổ túc và hướng nghiệp.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là diễn đàn hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính và hiện chiếm hơn 80% Tổng sản lượng thế giới và 75% thương mại toàn cầu. G20 bao gồm 19 quốc gia thành viên và EU.
>>>Cái bắt tay chủ động giữa lãnh đạo hai cường quốc kinh tế Đức-Mỹ
- Từ khóa :
- hội nghị thượng đỉnh g20
- g20
- hamburg
- đức
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Nhật Bản, Hàn Quốc thảo luận về vấn đề "phụ nữ mua vui"
16:53' - 07/07/2017
Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã thảo luận về vấn đề "phụ nữ mua vui".
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Đụng độ tại Hamburg
15:49' - 07/07/2017
Ngày 7/7, đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Lãnh đạo IMF, WB, WTO kêu gọi nỗ lực khôi phục thương mại
10:33' - 07/07/2017
Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 6/7 đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên hành động để khôi phục thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Australia, Đức thúc đẩy cơ hội hợp tác mới
09:52' - 07/07/2017
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh một loạt cam kết như hệ thống thương mại cởi mở và dựa trên luật lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55'
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31'
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41'
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14'
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08'
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45'
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45'
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.