G20 sẽ duy trì hỗ trợ tài chính dài hạn và giãn nợ cho các nước đang phát triển
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang nghiên cứu những cách thức tiếp cận mang tính cơ cấu để đảm bảo hoạt động tài trợ dài hạn dành cho các nước đang phát triển, trong đó có việc phát triển các thị trường vốn nội địa và công tác thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực tư nhân.
Trong tuyên bố ngày 25/9, Saudi Arabia - nước đang giữ cương vị Chủ tịch G20 - cho hay 46 quốc gia đã đăng ký giãn nợ theo Sáng kiến Hoãn thanh toán nợ (DSSI) được các thành viên của G20 thông qua tháng 4/2020.Trong sáng kiến này có đề nghị hoãn các khoản thanh toán nợ song phương chính thức nhằm giải tỏa các khoản ngân quỹ dành cho các quốc gia để tập trung vào công tác đấu tranh với đai dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ông Bandr Alhomaly, quan chức Saudi Arabia nói: “Tất cả các nước chủ nợ song phương chính thức quan trọng vẫn duy trì cam kết hoãn thanh toán nợ cho những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất trong giai đoạn khó khăn hiện nay”. Trong tuần này, hội nghị trực tuyến các bộ trưởng Thương mại và đầu tư G20 do Saudi Arabia chủ trì đã diễn ra với nhiều cam kết hợp tác hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác trong các chính sách thương mại và đầu tư nhằm ứng phó với những khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.Tuyên bố chung sau hội nghị khẳng định cam kết của các thành viên trong việc thực hiện mọi biện pháp và sử dụng tất cả công cụ chính sách sẵn có nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế và xã hội do đại dịch, phục hồi tăng trưởng toàn cầu và đầu tư quốc tế, tăng khả năng phục hồi và duy trì ổn định thị trường.
Trong bối cảnh hiện có ít nhất 80 quốc gia và vùng lãnh thổ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu hàng hóa sau khi dịch bùng phát, các bộ trưởng hối thúc các nước chấm dứt những biện pháp hạn chế và thực hiện những bước đi cần thiết để xúc tiến thương mại, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp bảo hộ khẩn cấp trong giai đoạn dịch hiện nay phải đảm bảo không trở thành rào cản đối với thương mại hay chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, G20 đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực phục hồi kinh tế và giảm thiểu những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng này. Hơn 10 năm sau, thế giới lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn khác, lần này không chỉ là kinh tế, tài chính, mà còn đe dọa trực tiếp sinh mạng của hàng triệu người.Trong bối cảnh đó, G20 đã trở thành tâm điểm chú ý khi được kỳ vọng một lần nữa đóng vai trò đầu tàu, giúp điều phối, thúc đẩy, củng cố sự hợp tác quốc tế nhằm đưa thế giới vượt qua “cơn bĩ cực” mang tên COVID-19 hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G20 cam kết nỗ lực tối đa thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu COVID-19
12:19' - 23/09/2020
Các Bộ trưởng Thương mại và đầu tư của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết áp dụng mọi biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
G20: Tiếp cận vắc-xin COVID-19 là chìa khóa đề vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế
16:10' - 18/09/2020
Các Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 17/9 đã tiến hành họp trực tuyến và ra tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
G20 hợp tác chống dịch COVID-19 và thúc đẩy nền kinh tế
08:08' - 04/09/2020
Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị, các ngoại trưởng G20 thừa nhận tầm quan trọng của việc mở cửa biên giới và xúc tiến các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.