G7 cam kết xóa bỏ "chủ nghĩa dân tộc vaccine"
Một điểm nổi bật trong tuyên bố chung tại hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trực tuyến do Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì ngày 19/2 là các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng tài trợ cho chương trình sáng kiến vaccine toàn cầu lên tới 7,5 tỷ USD thông qua chương trình phân phối vaccine quốc tế COVAX, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng và dẫn dắt.
Quan trọng nhất là nhóm các nước G7 nhất trí chia sẻ một phần vaccine đã đặt mua cho các nước đang phát triển, cho dù có những ý kiến khác nhau về thời điểm san sẻ vaccine.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Cornwall (Anh) vào tháng 6 tới, đã kêu gọi lãnh đạo các nước G7 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện chương trình tiêm COVID-19 vaccine thông qua chương trình COVAX và ủng hộ sáng kiến đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine xuống còn 100 ngày nếu như thế giới xuất hiện những đại dịch mới trong tương lai.
Thủ tướng Johnson, người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, cho rằng " chẳng có nghĩa lý gì" nếu như công dân các nước giàu đều được tiêm vaccine COVID-19 khi người dân thuộc các nước đang phát triển lại không có đủ vaccine để tiêm.
Nhà lãnh đạo Anh nhấn mạnh "cần phải đảm bảo cả thế giới đều được tiêm COVID-19 vaccine bởi vì đây là đại dịch toàn cầu và cũng không có tác dụng nếu một nước tiêm chủng xong sớm bỏ xa các nước khác, chúng ta cần cùng nhau hành động để cả thế giới cùng vượt qua đại dịch này".
Với dân số khoảng gần 68 triệu người, nhưng Chính phủ Anh đã đặt mua hơn 400 triệu liều vaccine, điều này có nghĩa nước Anh sẽ dư thừa vaccine. Một quan chức Anh cho biết khoảng hơn một nửa số liều vaccine thừa của Anh sẽ được chuyển cho các nước đang phát triển thông qua chương trình COVAX.
Sau cuộc họp trực tuyến, các nước G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh cam kết bổ sung tài chính với 4 tỷ USD cho ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với đại dịch COVID-19) và COVAX, sự hỗ trợ tập thể của G7 tổng cộng là 7,5 tỷ USD.
ACT-A, còn gọi ACT-Accelerator, là chương trình do WHO bảo trợ, gây quỹ để phát triển vaccine, chẩn đoán và điều trị COVID-19.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng gấp đôi đóng góp tài chính vào chương trình COVAX lên tới 1 tỷ euro và bà cũng mạnh mẽ kêu gọi phân phối vaccine công bằng đều khắp trên toàn thế giới.
Các nước EU đều đã đóng góp trực tiếp cho chương trình COVAX. Đức cam kết chi thêm 1,5 tỷ euro cho các chương trình tiêm chủng COVID-19 toàn cầu, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định cam kết sẽ tài trợ thêm 4 tỷ USD cho chương trình COVAX , trong đó 2 tỷ USD sẽ được Mỹ chi ngay lập tức.
Trước cuộc họp G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nước phương Tây nên nhanh chóng dành ra tối đa 5% lượng vaccine mua được để chia sẻ cho các nước đang phát triển.
Hiện nay các nước đang phát triển đa phần đều khan hiếm vaccine, trong khi Nga và Trung Quốc đã đẩy mạnh việc cung cấp cũng như hỗ trợ cho nhiều nước trên thế giới.
Mỹ ủng hộ hỗ trợ thêm tiền cho chương trình COVAX, nhưng từ chối đề xuất của Tổng thống Macron với lập luận rằng Washington chỉ đồng ý san sẻ vaccine cho các nước đang phát triển sau khi mọi người dân Mỹ đã được tiêm đủ.
Trong khi đó, Đức nhất trí với lời kêu gọi của Tổng thống Pháp về tăng cường hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo hơn. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức nhất trí trên nguyên tắc với quan điểm của Tổng thống Pháp cho rằng các nước EU nên chia sẻ bớt vaccine trong kho của mình cho các nước nghèo mới nhận được số lượng vaccine ít ỏi hoặc chưa hề có.
Vấn đề ngoại giao vaccine đã được truyền thông quốc tế nhắc đến trong những ngày gần đây, một số bình luận báo chí đưa ra nhận xét cho rằng các nước phương Tây đã đi sau Nga và Trung Quốc trong việc tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị thông qua hoạt động viện trợ, hỗ trợ vaccine.
Cuộc đua tìm mua vaccine giữa các nước trên thế giới bắt đầu nóng lên từ đầu năm nay khi nhiều nghiên cứu vaccine đã công bố thành công và đưa vào sản xuất.
Trên thực tế, một số nước giàu như Anh, Mỹ hay EU đã bỏ tiền đặt mua từ năm ngoái khi các vaccine còn đang nghiên cứu thử nghiệm, các nước này đều đặt mua với số lượng rất lớn và từ mọi nhà nghiên cứu sản xuất tiềm năng.
Do vậy, giờ đây nước nào mới đặt mua thì sẽ phải đợi chờ và phải mua thông qua bỏ thầu. Trước nguồn cung hiện tại khan hiếm, một số nước đã nắm lấy cơ hội này, sử dụng chính sách ngoại giao vaccine để tạo ra ảnh hưởng.
Tính đến nay Trung Quốc đã cung cấp 424,3 triệu liều vaccine cho 27 nước và Nga cung cấp 388,1 triệu liều cho 20 nước. Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang nỗ lực cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước láng giềng cũng như những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết nước này có kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19, hầu hết là miễn phí, cho khoảng 50 quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribe, châu Á và châu Phi. Đến nay, New Delhi đã phân phối 22,9 triệu liều vaccine trong chiến lược “vaccine tình bạn”.
Điều này không chỉ diễn ra giữa các nước lớn mà cả các nước nhỏ cũng cố gắng phát huy chính sách ngoại giao vaccine theo cách của mình. CH Serbia là một minh chứng.
Từ tháng 1/2021 nước này đã nhập về lô 1 triệu liều vaccine đầu tiên từ hãng Sinopharm của Trung Quốc. Sau đó lại tiếp tục nhận tiếp hàng trăm nghìn liều vaccine Sptunik V của Nga và ký thỏa thuận xây dựng nhà máy đóng chai cho vaccine của Nga.
Giờ đây, CH Serbia đang rất tự tin tuyên bố nước mình đạt tỷ lệ được tiêm vaccine nhanh nhất châu Âu. Hiện Serbia bắt đầu thực hành chính sách ngoại giao vaccine bằng cách cấp hàng nghìn liều vaccine cho nước láng giềng Bắc Macedona...
Tới nay trên thế giới có khoảng 130 nước chưa tiếp cận được vaccine, những nước như Serbia đang nổi lên như những "địa chỉ đỏ" trong cuộc đua tốc độ thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine toàn quốc.
Cung ứng vaccine trở thành biểu tượng cho chiến lược ngoại giao của Serbia, theo như đánh giá của nhà nghiên cứu Vuk Vuksanovic thuộc Trường Kinh tế chính trị London. Trong thời gian qua "chủ nghĩa dân tộc vaccine" của một số nước phương Tây đã tạo ra khoảng trống cho một số nước khác thực hiện chính sách ngoại giao vaccine thành công.
Giờ đây, các nước G7 đã nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn cầu với lập luận việc phân phối vaccine cần được thực hiện một cách công bằng. Chính sách ngoại giao vaccine sẽ mang lại lợi ích ảnh hưởng địa-chính trị, từ đó sẽ kéo theo cả lợi ích kinh tế trong tương lai lâu dài.
Trên tất cả vẫn là làm sao để tất cả mọi người dân trên thế giới đều được tiếp cận vaccine trong thời gian ngắn nhất vì đó là cách duy nhất để thế giới đánh bại đại dịch COVID-19 và mọi hoạt động giao thương quay trở lại bình thường, cũng tức là có có cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo rủi ro với kinh tế Mỹ vẫn đáng kể dù có vaccine ngừa COVID-19
15:35' - 20/02/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed ) đã cảnh báo dù vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19, rủi ro đối với triển vọng kinh tế Mỹ vẫn còn đáng kể.
-
Chuyển động DN
Johnson & Johnson xin WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine
05:30' - 20/02/2021
Ngày 19/2, hãng Johnson & Johnson đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu vaccine Nano Covax
21:20' - 19/02/2021
Dự kiến, ngày 26/2, sẽ tổ chức tiêm mũi vaccine đầu tiên của giai đoạn 2 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An; đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3/2021 sẽ tiêm mũi vaccine thứ 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.