Gần 200.000 lượt người tại TPHCM được giải quyết việc làm
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 200.000 lượt người (đạt hơn 66% kế hoạch năm) và 90.800 việc làm mới được tạo ra (đạt 67,3% kế hoạch).
Thành phố cũng đã tổ chức 31 phiên sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.
Qua đó tư vấn việc làm cho hơn 250.900 lượt người; giới thiệu việc làm cho gần 55.300 lượt người và đã có 22.567 người nhận được việc làm mới.
Khảo sát của Trung tâm dư báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, nhu cầu lao động thời gian qua tập trung ở các ngành nghề sản xuất, kinh doanh như bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; công nghiệp chế biến chế tạo; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; thông tin và truyền thông…
Nhu cầu nhân lực theo các ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí, điện tử, chế biến lương thực – thực phẩm, hóa chất – nhựa và cao su.
Nhu cầu nhân lực theo các ngành kinh tế, dịch vụ gồm: y tế; giáo dục và đào tạo; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghiệp; kinh doanh tài sản, bất động sản; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; du lịch; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; thương mại chiếm hơn 60% tổng nhu cầu nhân lực.
Ở chiều ngược lại, nhu cầu tìm việc đối với lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 95,08%; trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 66,88%, cao đẳng 19,93%, trung cấp 6,34%, sơ cấp 4,92%.
Nhu cầu tìm kiếm việc làm tập trung nhiều các nhóm nghề như: kinh doanh, thương mại, dịch vụ phục vụ, dệt may – da giày, chế biến lương thực thực phẩm...
Tại Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên thành phố (Yes center), từ đầu năm đến nay đã giới thiệu, tư vấn việc làm theo nhu cầu cho hơn 12.000 lượt người lao động thông qua các chương trình tiếp sức người lao động; cà phê việc làm định kỳ hàng tháng; ngày hội tuyển dụng, việc làm tại các trường đại học.
Ngoài sinh viên học sinh, phần nhiều người tìm việc là công nhân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở các ngành nghề vận tải, du lịch, nhà hàng, giáo viên mầm non tư thục cùng nhiều lao động phổ thông, lao động khu vực phi chính thức…
Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên thành phố cho biết, để hỗ trợ người lao động trong thời điểm dịch bệnh khó khăn hiện nay, thành phố sẽ tăng cường các hoạt động kết nối với các điểm tư vấn giới thiệu việc làm tại bến xe miền Đông, miền Tây, An Sương, Ngã Tư Ga cùng với các quận, huyện và qua tổng đài tư vấn 1088.
“Hiện Yes center đang tiến hành khảo sát và phối hợp cùng với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn tại 5 điểm quận, huyện. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm sẽ tổ chức chương trình ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, chiến sĩ Công an hoàn thành nghĩa vụ; chương trình ngày hội việc làm dành cho sinh viên chuyên ngành kinh doanh - vận tải – logistic…”, ông Sang chia sẻ.
Tương tự, sau 2 tháng triển khai dự án “Việc làm trao tay – đánh bay COVID-19” do Siêu Việt Group thực hiện đã tạo ra 500.000 cơ hội việc làm đến từ 50.000 doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Trong đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang tuyển dụng nhiều lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh với các ngành nghề như: thiết kế, bất động sản, kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, digital marketing, kế toán, hành chính văn phòng… tại các trang website như: sieuthivieclam.vn, timviecnhanh.com, vieclam24h.vn, viectotnhat.com, mywork.com.vn…
Về phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở cho biết đã thành lập 3 tổ công tác phối hợp cùng Ban quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện tham vấn, đưa ra giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm ổn định, phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động, thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động.
"Các tổ công tác này sẽ phối hợp với doanh nghiệp rà soát, sàng lọc lao động để có kế hoạch hỗ trợ tư vấn pháp lý, đào tạo lại, tổ chức sàn giao dịch, giải quyết việc làm; đồng thời chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng để điều phối, giải quyết việc làm cho người lao động có nhu cầu", ông Lê Minh Tấn chia sẻ.
Nhận định tình hình lao động việc làm những tháng cuối năm 2020, bà Trần Thị Thanh Trúc, Giám đốc Trung tâm dư báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc hơn. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ như ngành lưu trú, ăn uống, du lịch; khu vực công nghiệp như dệt may, giày da, gỗ nội thất… vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu bị gián đoạn.
Xu hướng việc làm tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như: kinh doanh, thương mại; dịch vụ phục vụ; dệt may, giày da; chế biến lương thực, thực phẩm; tư vấn chăm sóc khách hàng; maketing; xây dựng; công nghệ thông tin; hành chính văn phòng; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; kinh doanh bất động sản… chiếm khoảng 75%. Nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 84,5%. Trong đó, nhu cầu nguồn nhân lực tăng mạnh ở trình độ trung cấp chiếm 30%, sơ cấp 13%; giảm nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ đại học còn 20% và cao đẳng 21%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định mới về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
06:00' - 12/09/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Kinh tế tổng hợp
Việc làm cho người lao động trong mùa dịch COVID-19
09:41' - 23/08/2020
Dịch COVID khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Vì vậy, tìm công việc tạm thời hay ổn định lâu dài hiện là một vấn đề thật sự khó khăn với người lao động.
-
Ngân hàng
Vốn vay giải quyết việc làm, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững
09:05' - 19/08/2020
Năm 2020, nguồn vốn vay giải quyết việc làm có mức tăng trưởng khá (25,8%) đã thực sự mang lại hiệu quả tạo ra nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19'
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32'
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.