Gắn kết các mắt xích tạo chuỗi giá trị sản phẩm
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị một cách hiệu quả đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Đặc biệt, sự chung tay, hợp lực của nhiều mắt xích đã tạo ra một sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng là minh chứng cho thấy tính hiệu quả trong chuỗi phát triển bền vững.
Ông Đỗ Đình Phước - Giám đốc kinh doanh Hợp tác xã Quang Tom (Lào Cai) cho biết, nhằm duy trì ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân trồng chè Shan Tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà, nhất là ở vùng chè Shan Tuyết cổ thụ xã Tả Củ Tỷ để thu mua chè tươi, hướng dẫn bà con chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật. Toàn bộ các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến của hợptác xã đều theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo nguyên tắc “3 không”: Không có sâu bệnh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, không pha tạp.
Để phát huy tốt vai trò đầu tàu liên kết, hợp tác xã còn là cầu nối đứng ra thu mua các sản phẩm của bà con trong vùng, đưa nông sản địa phương tới nhiều thị trường tiêu thụ mới, nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho thành viên hợp tác xã và người dân.
Cùng đó, hợp tác xã đã xây dựng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) giúp bảo tồn, phát huy giá trị của sản phẩm chè shan tuyết, giúp đời sống đồng bào được nâng cao. Hiện tại, các sản phẩm như phổ shan trà, hồng shan trà, rượu lên men mận tam hoa đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, được người tiêu dùng Hà Nội, Sài Gòn, TP. Lào Cai… ưa chuộng. Mỗi tháng hợp tác xã xuất bán ra thị trường vài chục nghìn sản phẩm.
Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm (Cao Phong, Hòa Bình) khẳng định, Hợp tác xã 3T Farm đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, nhằm đáp ứng những thách thức và cơ hội đó. Hơn nữa, hợp tác xã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mối liên kết bền vững với người tiêu dùng thông qua các chương trình giáo dục, các buổi trải nghiệm thực tế truyền thông về lợi ích của sản phẩm bền vững.Ngoài ra, hợp tác xã đã phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo như cửa hàng nông sản sạch, trang trại tham quan và học tập nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Tuy nhiên, hợp tác xã còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách như quy mô còn hạn chế, chưa có công nghệ chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng sản phẩm, nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, cơ sở hạ tầng nhà kho, máy móc hay điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm.Do đó, hợp tác xã mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các cấp chính quyền, các tổ chức, và toàn thể cộng đồng để cùng nhau xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và phát triển theo chuỗi giá trị bền vững.
Với mục đích liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, năm 2018, 8 hộ dân bản Huổi Bó, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã cùng góp vốn, đất sản xuất thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười để trồng nhãn, xoài theo quy trình VietGAP. Năm 2020, hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết sản xuất với các đối tác lớn, như Công ty cổ phần phân bón Fusa Hải Dương, cung cấp phân bón và bao tiêu sản phẩm cho hợp tác xã; Công ty Syngenta cung cấp thuốc bảo vệ thực vật.Anh Lường Văn Mười, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười cho hay, tham gia chuỗi liên kết, việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản dễ dàng hơn, không còn là nỗi lo được mùa mất giá như trước; việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp các thành viên hợp tác xã chuyên tâm sản xuất, đảm bảo chất lượng để giao sản phẩm cho khách hàng theo tiêu chuẩn.Đánh giá từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, trong 8 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước tiếp tục có nhiều điểm sáng. Tính chung, cả nước đang có trên 4.000 hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số hợp tác xã. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp cũng tích cực vào cuộc để xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Trên cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giá trị kinh tế rất cao như: mô hình vườn cây ăn trái tập trung chuyên canh (tại Cần Thơ doanh thu bình quân 500 triệu đồng/ha/năm), mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh tại Bạc Liêu (năng suất 80 tấn/ha năm, doanh thu 9,2 tỷ đồng/ha)…Ngoài ra, các chuỗi sản xuất, tiêu thụ của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Trung Nguyên, Tập đoàn Phúc Sinh, Tập đoàn Lộc Trời... đã giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường thế giới.Tuy nhiên, theo bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, việc phát triển chuỗi giá trị nông sản còn có những hạn chế và khó khăn nhất định. Cụ thể, việc liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu và giữa các khâu trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo.
Đơn cử như mối liên hệ giữa các nông hộ với tổ hợp tác hay hợp tác xã chưa hình thành chuỗi cung ứng và tiêu thụ tập trung; chưa hình thành liên kết để thống nhất về giá cả và chất lượng. Hơn nữa, có nơi đã hình thành liên kết nhưng chỉ mang tính chất thời vụ, chưa gắn kết, chia sẻ rủi ro và lợi ích lâu dài.
Thực tế cho thấy, dù nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nhưng vẫn chưa có nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng, tạo ra giá trị khác biệt trên thị trường. Mặt khác, một số doanh nghiệp, hợp tác xã tuy đã nỗ lực tổ chức liên kết, phát huy tốt vai trò cầu nối để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhưng số lượng cũng chưa nhiều. Bà Cao Xuân Thu Vân cũng chỉ thêm rằng, việc liên kết giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã trong một số ngành hàng cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ liên kết mang tính thời vụ, chưa mang tính chia sẻ rủi ro và lợi ích nên vẫn chưa đạt được tính bền vững cao. Ngoài ra, chưa có nhiều hợp tác xã có năng lực tổ chức liên kết, phát huy vai trò cầu nối thật sự hiệu quả, có khả năng lan tỏa trong phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.Do đó, để chuỗi giá trị phát triển bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải khắc phục mặt những hạn chế, nhất là liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Mặt khác, củng cố và phát triển tổ chức sản xuất tập thể và mối liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, tới đây cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất như, hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn; khuyến khích các hộ nuôi trồng sản phẩm nông sản đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…Đặc biệt, cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất chế biến đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, âng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng các thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường xuất khẩu.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam được đánh giá là mắt xích quan trọng trong nhiều chuỗi giá trị toàn cầu
18:39' - 18/09/2024
Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), có sức ảnh hưởng đến những động lực kinh tế khu vực và thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.