"Gánh nặng" trên vai kinh tế Mỹ
Quả thực, sự sụp đổ của công ty vận tải đường bộ Yellow vào mùa Hè này đã gây chấn động khắp nền kinh tế Mỹ, từ thị trường vận tải nội địa và bất động sản đến Phố Wall.
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng khi người tiêu dùng vung tiền mua sắm và các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng công nhân. Các nhà tuyển dụng đã bổ sung thêm 336.000 việc làm trong tháng 9/2023, một con số cao đáng kinh ngạc, với việc tuyển dụng rộng rãi ở khắp các ngành nghề.
Tuy nhiên, số đơn xin bảo hộ phá sản lại tăng cao. Theo một ước tính, chỉ số này đã tăng gấp ba lần trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, đi kèm với những rủi ro kinh tế ngày càng gia tăng. Các hộ gia đình đang cạn tiền tiết kiệm do đại dịch, các ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay và lãi suất trái phiếu đang tăng cao. Tất cả những điều này đang kìm hãm tăng trưởng.
Stephen Brown, Phó Giám đốc kinh tế Bắc Mỹ tại tổ chức nghiên cứu Capital Economics, cho biết sự gia tăng các vụ phá sản doanh nghiệp “là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với triển vọng (kinh tế)”.
Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,8% trong tháng trước, tăng từ mức thấp nhất của nửa thế kỷ là 3,4% được ghi nhận hồi đầu năm nay. Và trong khi tốc độ tăng trưởng việc làm nói chung vẫn ở mức cao, nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng này yếu hơn ở các công ty lớn so với các công ty nhỏ.
Tổ chức dịch vụ trả lương doanh nghiệp ADP, nơi thực hiện việc kiểm kê bảng lương hàng tháng của doanh nghiệp, cho biết các công ty tư nhân lớn đã sa thải 83.000 việc làm trong tháng 9/2023. Việc làm tại các công ty lớn này đã giảm 150.000 đơn vị so với hồi tháng Giêng.
Theo công ty tư vấn Cornerstone Research, “các vụ phá sản lớn” hay những vụ phá sản của các công ty có tài sản hơn 1 tỷ USD, đã tăng lên 16 vụ trong nửa đầu năm nay, vượt mức trung bình trong nửa năm của giai đoạn 2005-2022 là 11 vụ.
Tập đoàn tài chính SVB, công ty mẹ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, là vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất, với tài sản gần 20 tỷ USD vào thời điểm nộp đơn, Cornerstone cho biết. Khó khăn tài chính của SVB nhanh chóng lan rộng, làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế và buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải vào cuộc để trấn an thị trường. SVB sụp đổ đã gây ra sự sụt giảm trong hoạt động cho vay ngân hàng và tiếp tục đe dọa nền kinh tế.
Người tiêu dùng có thể nhận thấy các cửa hàng Bed Bath & Beyond đóng cửa tại các trung tâm mua sắm địa phương sau khi công ty này nộp đơn xin phá sản và công bố kế hoạch đóng các cửa hàng trên khắp nước Mỹ.
Yellow, một trong những công ty vận tải đường bộ lớn nhất nước Mỹ, cũng nộp đơn xin phá sản vào mùa Hè năm nay. Việc Yellow ngừng hoạt động đã “xóa sổ” khoảng 30.000 việc làm, mức giảm lớn nhất tại một công ty kể từ khi Boeing tuyên bố vào cuối năm 2020 rằng họ sẽ cắt giảm khoảng 30.000 lực lượng lao động.
* Một góc nhìn khác
Dù vậy, cắt giảm việc làm trên khắp nước Mỹ vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Quỹ đạo của thị trường lao động là chìa khóa để xác định liệu Fed có thể hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái, hay còn được gọi là “hạ cánh mềm” hay không.
Khi lạm phát giảm, nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng kịch bản “hạ cánh mềm” có thể dễ xảy ra hơn so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, những người khác lại không lạc quan như vậy.Steven Blitz, chuyên gia kinh tế trưởng tại GlobalData TS Lombard, cho biết, ngày càng có nhiều vụ phá sản, cùng với thị trường chứng khoán suy yếu và tình trạng nợ thẻ tín dụng quá hạn ngày càng gia tăng, kinh tế Mỹ có thể đang hướng tới một cuộc suy thoái. Dù vậy, ông Blitz cho rằng suy thoái vẫn sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc suy thoái 2007-2009.
Nhà kinh tế này nói: “Bạn sẽ không chứng kiến tình trạng phá sản và căng thẳng về bảng cân đối kế toán như bạn đã thấy trong thời kỳ đó”. Sự gia tăng gần đây về số vụ phá sản không có nghĩa là “nền kinh tế đang đi vào một vòng lẩn quẩn”.
Số doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng đôi khi cho thấy sự hỗn loạn tập trung trong một số ngành chứ không phải là sự suy yếu lan rộng. Đó là trường hợp của năm 2015 và 2016, khi giá dầu sụt giảm dẫn đến làn sóng phá sản ngành dầu khí, nhưng kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định.
Các doanh nghiệp lớn thực hiện vay nợ ở thời điểm lãi suất cực kỳ thấp nằm trong số những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và lãi suất tăng cao.
Amy Quackenboss, Giám đốc điều hành của Viện Phá sản Mỹ (American Bankruptcy Institute), cho hay nhiều công ty tồn tại được trong vài năm qua nhờ tận dụng môi trường lãi suất cực thấp. Tuy nhiên, nhiều trong số này đang chứng kiến những khoản vay đó sắp đến hạn và họ đang gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn vì lãi suất hiện nay cao hơn đáng kể.
Công ty cho thuê máy bay Voyager Aviation Holdings cho rằng việc họ phải nộp đơn xin phá sản vào mùa Hè này một phần là do môi trường lãi suất cao hơn.
Nick Kraemer, người đứng đầu bộ phận phân tích tại S&P Global Ratings, cho biết các công ty khác vay nợ với lãi suất thả nổi đặc biệt dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ khi chi phí cho vay tăng lên.
Petco là một trong những doanh nghiệp như vậy. Moody's đã hạ xếp hạng của Petco thêm một lần nữa xuống mức rủi ro cao vào mùa Hè. Nhà bán lẻ sản phẩm dành cho thú cưng này đã vay 1,7 tỷ USD hai năm trước với lãi suất khoảng 3,5%. Bây giờ họ phải trả gần 9%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU và Mỹ sẽ thảo luận nhiều vấn đề kinh tế
09:00' - 17/10/2023
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng tuần này để thảo luận về hợp tác các công nghệ quan trọng và mới nổi và giải quyết các thách thức liên quan.
-
Chuyển động DN
Mỹ: Chuỗi nhà thuốc Rite Aid dệ đơn phá sản
14:17' - 16/10/2023
Ngày 15/10, chuỗi nhà thuốc Rite Aid của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản sau khi trải qua thời gian dài doanh số sụt giảm và đối mặt với mối đe dọa pháp lý do bị cáo buộc liên quan đến khủng hoảng opioid.
-
Doanh nghiệp
EU yêu cầu “đại gia” công nghệ sinh học Mỹ hủy thương vụ 7 tỷ USD
07:46' - 16/10/2023
Brussels trước đó đã yêu cầu hai bên dừng hợp tác, nhưng công ty Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy, trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cũng phản đối thương vụ này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãi suất cao - “bóng ma” đe dọa tài chính doanh nghiệp toàn cầu
13:59' - 26/06/2023
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự định sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, đồng nghĩa với việc tỷ lệ vỡ nợ của doanh nghiệp có thể tăng lên trong những tháng tới đây.
-
Ngân hàng
Cựu Giám đốc SVB xin lỗi trong phiên điều trần trước Quốc hội
15:47' - 16/05/2023
Cựu Giám đốc điều hành của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), đã xin lỗi trong phiên điều trần trước Quốc hội về sự sụp đổ của SVB.
-
Doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản ở mức cao nhất kể từ năm 2010
15:40' - 10/05/2023
Các công ty Mỹ đang cảm nhận rõ sức nóng của mức lãi suất cao nhất trong hàng thập kỷ và tình trạng lạm phát dai dẳng, với số đơn xin bảo hộ phá sản tăng mạnh khi kỷ nguyên “tiền rẻ” sắp kết thúc.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30'
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30'
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
"Gió đổi chiều" trong ngành vận tải biển toàn cầu
06:30' - 05/05/2025
Theo ông Sanne Manders từ công ty giao nhận vận tải trực tuyến Flexport, nếu 7,5% khối lượng vận chuyển trên Thái Bình Dương bị hủy bỏ thì sẽ gây ra cú sốc lớn đối với các công ty vận tải biển.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30' - 05/05/2025
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.