GCC nếm "vị đắng" thương chiến Mỹ-Trung Quốc
Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông dẫn bài phân tích trên trang mạng Arab News nhận định cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới đang đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đã lên tiếng cảnh báo cuộc chiến này có thể châm ngòi cho khủng hoảng toàn cầu, đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Với vai trò là nhà cung cấp năng lượng chủ chốt của thế giới, các nền kinh tế GCC phụ thuộc lớn vào thực trạng của kinh tế toàn cầu, và đã bắt đầu chịu những tác động đầu tiên của cuộc chiến thương mại này.
Những dấu hiệu của sự suy giảm đã bắt đầu hiện rõ tại các nền kinh tế vốn được coi là phát triển ổn định trước đây.
Trong vài tháng qua, các nhà kinh tế đã nhận thấy hàng loạt chỉ số kinh tế như sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.
Dù sự suy giảm này là một phần của chu kỳ kinh doanh định kỳ, nhưng phần lớn trong số đó là hệ quả của chiến tranh thương mại.
Ước tính, Mỹ và Trung Quốc, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 36.000 tỷ USD, chiếm khoảng 41% quy mô kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế này trực tiếp theo đuổi các chính sách “ăn miếng trả miếng” thương mại, cả hai đều sẽ chịu tác động dù ở các mức độ khác nhau. Kinh tế thế giới cũng phải gánh chịu những hậu quả.
Một khi suy thoái toàn cầu xảy ra, các nhà sản xuất dầu mỏ tại vùng Vịnh là một trong những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu - vốn là nguồn xuất khẩu chính của các nền kinh tế GCC - suy giảm.
Tác giả bài viết cũng nhận định cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung đang trực tiếp đe dọa chủ nghĩa thương mại đa phương, đồng thời có thể là “chất xúc tác” thúc đẩy các căng thẳng kinh tế khác ở châu Á, như căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay.
Bốn nền kinh tế được coi là “con hổ” ở châu Á là vùng lãnh thổ Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Hàn Quốc được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc chiến này.
Riêng tại Singapore và Hàn Quốc, xuất khẩu công nghiệp của hai quốc gia này đã giảm lần lượt khoảng 16% và 22% trong năm qua và IMF đã hạ dự báo tăng trưởng tương ứng của cả hai nền kinh tế này trong năm 2019.
New Zealand và Australia, hai nên kinh tế phụ thuộc đáng kể vào trao đổi thương mại với Trung Quốc, cũng bắt đầu cảm nhận suy thoái kinh tế của châu Á.
Giống như New Zealand và Australia, hầu hết các hoạt động thương mại của GCC là với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại hàng đầu của GCC, sau Liên minh châu Âu (EU).
Vì vậy, một kinh tế Trung Quốc suy giảm, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của GCC sang Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đều sẽ sụt giảm theo.
Tác giả kết luận trong một kịch bản tồi tệ hơn, nếu cuộc chiến thương mại này dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động đối với các nền kinh tế GCC sẽ rất nghiêm trọng.
Hơn lúc nào hết, IMF, WTO và các tổ chức thương mại đa phương khác cần nhanh chóng ngăn chặn những hậu quả tai hại của thương chiến Mỹ-Trung, có thể đẩy nền kinh tế thế giới tiến đến bờ vực thẳm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiến gần hơn đến cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc
13:44' - 09/08/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/8 đã tiến thêm một bước gần đến cuộc chiến tranh tiền tệ trong căng thẳng leo thang với Trung Quốc khi ông bày tỏ sự không hài lòng với đồng USD mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Giám đốc điều hành Adidas cảnh báo "tất cả đều thua" trong cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung
19:43' - 08/08/2019
Ngày 8/8, hãng sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức cảnh báo "tất cả các bên đều thua" nếu cuộc chiến tiền tệ giữa Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác bị khơi mào.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada chịu tác động thế nào trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
14:36' - 08/08/2019
“Sức nóng” của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến giá hàng hóa sụt giảm và làm dòng vốn đầu tư của Canada chững lại.
-
Kinh tế Thế giới
Sức ép từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, kinh tế Mỹ có dấu hiệu sa sút
15:29' - 03/08/2019
Kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu sa sút dưới sức ép từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, với những tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp và các thị trường tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59'
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55'
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28'
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.