GDP Trung Quốc vượt ngưỡng 15.410 tỷ USD
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), đối diện với đại dịch chưa từng có trong 100 năm qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ NDT (15.410 tỷ USD) trong năm 2020 và được cho là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương.
Cách tiếp cận của nước này gói gọn trong cụm từ viết tắt "PEOPLE" - Mạng sống của con người là trên hết, việc làm là một ưu tiên, tiếng nói của người dân được lắng nghe, thắng lợi trong cuộc chiến giảm nghèo, sinh kế của người dân được đảm bảo và tiến bộ trong bảo vệ môi trường.
Kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đã đặt sức khỏe và tính mạng người dân lên trên hết, một minh chứng đầy đủ cho quan điểm coi con người làm trung tâm của chính phủ nước này.
Chính phủ Trung Quốc đã điều trị miễn phí cho các bênh nhân COVID-19, không để một cá nhân nào không được chăm sóc, khẩn trương triển khai các nguồn cung và các nhóm nhân viên y tế đến những thành phố mà tình hình dịch nghiêm trọng và đảm bảo việc cung cấp các nhu yếu phẩm cho người dân.
Những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch này đã tạo tiền đề cho việc nối lại việc làm và sản xuất, từ đó là sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V (phục hồi nhanh sau khi sụt giảm mạnh).
Người đứng đầu NBS, Ning Jizhe, cho rằng đảm bảo việc làm là một ưu tiên trong chính sách kinh tế vĩ mô năm 2020.
Trung Quốc đã không đặt mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế nhưng đề ra các kế hoạch cho việc đảm bảo các việc làm mới ở đô thị, để các thực thể thị trường đóng vai trò đầy đủ và cải thiện sinh kế của người dân.
Thị trường việc làm nước này đã duy trì được sự ổn định trong năm ngoái. Tổng cộng, có 11,86 triệu việc làm mới ở đô thị đã được tạo ra trong cả năm, đạt 131,8% mục tiêu được đề ra.
Trong giai đoạn tiếp theo, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc làm, tối ưu hóa cơ cấu việc phân phối thu nhập và mở rộng nhóm thu nhập trung bình trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Tại Trung Quốc, quyền giám sát của người dân được đảm bảo, khi chính quyền xây dựng một nền tảng trực tuyến để thu thập ý kiến của người dân về những vấn đề trong những nỗ lực kiểm soát dịch.
Bắt đầu từ tháng 1/2020, các hội thảo báo chí được tổ chức thường xuyên nhằm thông tin liên tục đến người dân về các vấn đề như điều trị cho bệnh nhân, phân bổ các nguồn cung cấp, nối lại việc làm và sản xuất cũng như mở lại các trường học.
Khi soạn thảo Kế hoạch năm năm lần thứ 14, một số hội nghị đã được tổ chức để lấy ý kiến và khuyến nghị của doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế và thể thao cũng như đại diện các ngành nghề.
Những thành tích đáng kể trên mặt trận giảm nghèo cũng cho thấy tư duy tập trung vào con người của Chính phủ Trung Quốc.
Năm 2020, toàn bộ gần 100 triệu người nghèo ở nông thôn nước này với thu nhập dưới mức nghèo hiện nay đã thoát nghèo sau 8 năm nỗ lực.
Nước này đã thực thi các chính sách ưu đãi thuế, tăng cường sử dụng các quỹ chống đói nghèo, thiết lập các nền tảng trực tuyến phục vụ việc tiêu thụ các nông sản từ các vùng nghèo khó, tổ chức các hội thảo và các chiến lược tuyển dụng, và cử cán bộ từ trung ương về các vùng này để tham gia vào cuộc chiến chống đói nghèo.
Nhờ những nỗ lực này, Trung Quốc dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu về xóa nghèo đề ra trong Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc sớm 10 năm.
Mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và cuộc sống của người dân, sinh kế của họ được đảm bảo nhờ những nỗ lực của chính phủ.
Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khả dụng của Trung Quốc tăng 2,1%, lên 32.189 NDT.
Chỉ số giá tiêu dùng ở nước này ổn định và tăng 2,5% trong năm 2020, nằm trong mục tiêu hàng năm của chính phủ là đạt khoảng 3,5%.
Số liệu chính thức cho thấy thị trường bất động sản Trung Quốc tháng 12/2020 vẫn ổn định, với giá nhà ở 70 thành phố lớn tăng nhẹ so với tháng trước đó. Trung Quốc cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho những người gặp khó khăn về tài chính.
Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn cho biết chính phủ sẽ bình thường hóa việc thực hiện cơ chế hỗ trợ đặc biệt để tăng hiệu quả chi tiêu và để tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm phát triển một hệ thống cho việc xây dựng một hệ sinh thái tiến bộ như cải thiện luật và các quy định về bảo vệ môi trường và khởi động các kế hoạch hành động để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất.
Chứng kiến những kết quả mà Trung Quốc đạt được với nhiều nỗ lực trong một năm 2020 nhiều trở ngại, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, đã đánh giá cao chính phủ nước này trong việc hành động trách nhiệm vì nhu cầu và hạnh phúc của người dân./.
- Từ khóa :
- Trung Quốc
- kinh tế Trung Quốc
- GDP Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm
12:11' - 18/01/2021
Số liệu chính thức công bố ngày 18/1 cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn bốn thập niên trong năm 2020, bất chấp sự phục hồi sau dịch COVID-19.
-
Ý kiến
Reuters: Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,4% trong năm 2021
22:01' - 13/01/2021
Mức tăng trưởng trong năm 2021 theo dự báo trên là cao nhất trong một thập kỷ.
-
Ý kiến
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính của kinh tế thế giới
16:23' - 20/12/2020
Theo nhà kinh tế chính trị người Pakistan Shakeel Ahmad Ramay, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ xác nhận sẽ giảm các khoản đóng góp an ninh cho WEF
18:47' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sĩ xác nhận sẽ giảm các khoản đóng góp cho an ninh bổ sung từ 3,65 triệu CHF (4,02 triệu USD) xuống 2,55 triệu CHF cho các cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đẩy nhanh việc nối lại du lịch cá nhân tới Triều Tiên
16:22' - 25/02/2021
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho biết ngay sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, Seoul sẽ thúc đẩy việc nối lại các chuyến du lịch cá nhân đến Triều Tiên vốn bị đình chỉ dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: FAA cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới
15:11' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Bộ Giao thông Mỹ cho rằng Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới sau các vụ tai nạn xảy ra với dòng máy bay Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021
13:45' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ tin tưởng vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống J.Biden
12:29' - 25/02/2021
Kết quả một cuộc khảo sát của hãng Pew Research Center công bố ngày 24/2 cho biết đa số người dân Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng xử lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Australia thông qua luật yêu cầu công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức
11:27' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do chính phủ liên bang đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
09:38' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sỹ xác nhận các kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 hiện nay, theo đó những hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ được nối lại trước tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao các quốc gia mới nổi đối phó cú sốc kinh tế do COVID-19 tốt hơn?
06:30' - 25/02/2021
Các quốc gia mới nổi đã được trang bị tốt để vượt qua cú sốc về kinh tế do COVID-19 gây ra và sau khi tác động của những gói kích thích giảm dần, các nước phát triển sẽ rút ra bài học từ thực tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
19:18' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Hungary đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.