Giá dầu châu Á giảm phiên chiều 20/5 do lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp

17:42' - 20/05/2022
BNEWS Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 20/5, giữa bối cảnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nền kinh tế châu Á lưu tâm đến rủi ro lan tỏa giữa việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

 

Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 20/4 khi giới đầu tư lo ngại rằng kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp và các ngân hàng trung ương siết chặt chính sách tiền tệ, có thể hạn chế đà phục hồi nhu cầu nhiên liệu.

Phiên này, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 giảm 59 xu Mỹ (0,53%) xuống 111,45 USD/thùng 13 giờ 48 phút (giờ Việt Nam).

Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Sáu giảm 56 xu Mỹ (0,5%) xuống 111,65 USD/thùng. Dầu WTI giao tháng Bảy cũng giảm 0,8% xuống mức 109,01 USD/thùng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nền kinh tế châu Á lưu tâm đến rủi ro lan tỏa giữa việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Quan chức IMF Kenji Okamura cho biết các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hỗ trợ tăng trưởng với nhiều biện pháp kích thích hơn và rút lai các chính sách hỗ trợ để ổn định nợ và lạm phát.

Trong khi đó, chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản đi ngược lại xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu, với việc các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh và Australia tăng lãi suất gần đây.

Giá dầu thô có xu hướng tăng hạn chế trong tuần này, với giá dầu Brent và WTI phần lớn giao dịch trong biên độ không chắc chắn về việc phục hồi nhu cầu năng lượng. Giới đầu tư lo ngại về đà tăng của lạm phát và các hoạt động tích cực hơn từ các ngân hàng trung ương, giúp giảm rủi ro với các tài sản rủi ro hơn.

Lãnh đạo công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Thụy Sỹ), Stephen Innes cho biết: “Nếu dữ liệu tăng trưởng của Mỹ tiếp tục giảm, giá dầu mỏ có thể bị cuốn vào vòng lặp tiêu cực của thị trường chứng khoán”.

Theo một báo cáo từ Cơ quan Quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ, người dân đang quay trở lại sử dụng ô tô, bất chấp giá nhiên liệu tăng cao. ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục