Giá dầu tại châu Á tiếp tục đi xuống phiên đầu tuần
Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch 26/10, nối dài đã giảm từ cuối tuần trước, giữa bối cảnh số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ và châu Âu không ngừng gia tăng, qua đó dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Trong khi đó, khả năng nguồn cung dầu tăng cao cũng tác động tiêu cực tới tâm lý giới đầu tư.
Chiều phiên này, tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,28 USD (3,2%), xuống 38,57 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc cũng hạ 1,25 USD (3%), xuống 40,52 USD/thùng. Khép lại tuần giao dịch trước, giá dầu Brent và WTI lần lượt hạ 2,7% và 2,5%.
Trong hai ngày (23-24/10), số ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ đạt mức cao chưa từng thấy, còn tại Pháp, số ca mắc COVID-19 mới cũng chạm mức kỷ lục 50.000 người vào ngày 25/10. Diễn biến phức tạp này của đại dịch COVID-19 khiến nhiều người quan ngại rằng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sẽ suy giảm trong thời gian tới, với việc một số quốc gia đã tái áp đặt các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan virus SARS-CoV-2.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya cuối tuần trước đã tuyên bố chấm dứt tình trạng bất khả kháng đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ từ hai cảng chính và cho biết sản lượng dầu của nước này sẽ đạt 1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tới, mức tăng mạnh hơn dự báo của nhiều nhà phân tích.
Việc khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu của Libya diễn ra giữa bối cảnh thị trường dầu mỏ ghi nhận sự thất vọng đối với cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, vừa kết thúc khi tổ chức này không đưa ra bất kỳ đề xuất mới nào liên quan tới chính sách sản xuất dầu.
OPEC+ dự kiến tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021 sau khi nhất trí cắt giảm sản lượng "vàng đen" kỷ lục hồi đầu năm. Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông có thể tán thành đề xuất gia hạn chương trình cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC+.
Trong khi đó, tại Mỹ, các công ty năng lượng đã tăng số lượng giàn khoan đang hoạt động thêm 5, lên 287 trong tuần kết thúc ngày 23/10, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2020./.
Minh Trang (Theo Reuters)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18' - 02/07/2022
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11' - 02/07/2022
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55' - 02/07/2022
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Mỹ thảo luận việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga
13:40' - 02/07/2022
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận phương án áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo sửa chữa cả hai đường ống của Dòng chảy phương Bắc
10:58' - 02/07/2022
Công ty Nord Stream AG ngày 1/7 đã xác nhận việc tạm thời ngừng hoạt động cả hai đường ống của tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc từ ngày 11/7 đến 21/7 do sửa chữa theo lịch trình hàng năm.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Ấn Độ và Nga thảo luận về năng lượng và lương thực
09:27' - 02/07/2022
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08' - 01/07/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.