Giá dầu thế giới mất gần 5% trong tuần qua
Mặc dù việc Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga, động thái có thể khiến nguồn cung trở nên eo hẹp hơn, song giá dầu vẫn mất gần 5% trong tuần qua.
Thị trường năng lượng khởi đầu tuần mới với diễn biến khá tích cực, khi giá dầu tăng hơn 1% vào phiên 18/4 do tình trạng ngưng sản xuất ở Libya càng làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung toàn cầu vốn đã bị thắt chặt vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giới quan sát cho rằng dầu sẽ còn chứng kiến những đợt biến động giá mạnh vì sản lượng toàn cầu trong thời gian tới.
Ông Jeffrey Halley, nhà phân tích tại công ty môi giới OANDA (Mỹ), cho biết, với nguồn cung toàn cầu quá eo hẹp như hiện nay, một sự gián đoạn nhỏ nhất cũng có thể tác động lớn đến giá cả.
Giá dầu quay đầu giảm khoảng 5% ngay trong phiên giao dịch liền sau đó, do những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo lạm phát cao. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khoảng gần 1 điểm phần trăm do căng thẳng Nga-Ukraine, và cho biết lạm phát hiện là “mối đe dọa hiện hữu và rõ ràng” với nhiều nước.Triển vọng u ám này đã làm gia tăng sức ép lên giá dầu, vốn đang chịu tác động từ đồng USD ở mức cao nhất trong hai năm.
Đồng bạc xanh mạnh hơn làm cho hàng hóa được định giá bằng USD đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, điều này có thể làm giảm nhu cầu.
Đà giảm này diễn ra ngay cả khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, hạ sản lượng trong bối cảnh sản lượng của Nga bắt đầu giảm do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.OPEC+ đã sản xuất dưới mức mục tiêu 1,45 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3/2022, còn Nga sản xuất ít hơn 300.000 thùng/ngày so với mục tiêu, ở mức 10,018 triệu thùng/ngày.
Giá dầu tiếp tục trồi sụt trái chiều trong phiên 20/4 trước khi tăng trở lại vào phiên 21/4, do quan ngại về gián đoạn nguồn cung dầu mỏ. Thị trường bán ra không nhiều dầu mỏ sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng EU cần phải thận trọng về lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng của Nga vì động thái đó có thể khiến giá dầu tăng đột biến. Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/4, giá dầu thế giới lại đảo chiều giảm do triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu, lãi suất tăng cao và các biện pháp phong tỏa nhiêm ngặt tại Trung Quốc liên quan tới dịch COVID-19 đang làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 1,68 USD (tương đương 1,6%) xuống 106,65 USD/thùng. Giá dầu WTI mất 1,72 USD (tương đương 1,7%), xuống còn 102,07 USD/thùng. Tháng trước, giá dầu Brent kỳ hạn đã chạm mức 139 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, cả 2 hợp đồng dầu đều mất gần 5% trong tuần này, do lo ngại về nhu cầu suy yếu. IMF có thể tiếp tục hạ dự báo kinh tế toàn cầu nếu các nước châu Âu mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga và giá năng lượng tăng cao hơn. Trong khi đó, nguồn tin từ Chính phủ Đức cho hay, nước này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 3,6% xuống 2,2%. Tại Trung Quốc, nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu hàng không trong tháng 4/2022 dự kiến sụt giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, khi các thành phố lớn của nước này, bao gồm Thượng Hải, đang bị phong tỏa vì đại dịch. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết việc nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm “sẽ được thảo luận” tại cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed vào tháng Năm tới, thúc đẩy đồng USD tiến lên mức cao nhất trong 2 năm.Đồng USD mạnh hơn làm dầu và các hàng hóa khác trở nên đắt đỏ hơn đối với nguời nắm giữ những đồng tiền khác.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số giàn khoan dầu tại Mỹ trong tuần này đã tăng thêm 1 giàn, lên 549 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Trong khi đó, một nguồn tin từ châu Âu cho hay, Ủy ban châu Âu (EC) đang đẩy nhanh mức độ sẵn có của các nguồn cung năng lượng thay thế. Hà Lan cho biết có kế hoạch ngừng sử dụng nhiên liệu từ Nga vào cuối năm nay. Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý III/2022 thêm 10 USD, lên 130 USD/thùng, với lý do “thâm hụt nguồn cung lớn hơn dự kiến” trong năm nay do sự sụt giảm nguồn cung từ Nga và Iran./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhật Bản sẽ nâng mức trợ giá xăng dầu tối đa lên 35 yen/lít
09:10' - 23/04/2022
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng mức trợ giá tối đa cho nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu trong nước từ mức 25 yen/lít lên 35 yen/lít nhằm kiềm chế đà tăng giá xăng và các nhiên liệu khác.
-
Hàng hoá
Rystad Energy: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể giảm 1,4 triệu thùng/ngày
08:49' - 23/04/2022
Theo Rystad Energy, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm 1,4 triệu thùng/ngày, xuống dưới các mức cao nhất trong nhiều năm được thiết lập vào năm 2019.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 22/4
17:36' - 22/04/2022
Chuyên gia Jeffrey Halley cho biết thị trường lo ngại về đà tăng trưởng của Trung Quốc, kế hoạch siết chặt chính sách tiền tệ để hạn chế lạm phát của Fed cùng với khả năng EU cấm nhập khẩu dầu của Nga
-
Thị trường
Nhật Bản sẽ đấu giá 4,8 triệu thùng dầu từ kho dự trữ quốc gia
13:14' - 22/04/2022
Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản ngày 22/4 thông báo nước này sẽ tiến hành đấu giá 4,8 triệu thùng dầu từ kho dự trữ quốc gia vào ngày 10/5 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá thép xây dựng tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
16:23' - 28/05/2025
Việc giá thép cây tại Thượng Hải xuống mức giá thấp nhất trong tám năm qua cho thấy rõ những khó khăn về nhu cầu mà các nhà sản xuất thép đang phải đối mặt.
-
Hàng hoá
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Cuộc chiến sống còn bảo vệ kinh doanh "sạch"
16:11' - 28/05/2025
Hàng lậu, hàng giả không chỉ là gian lận thương mại, mà còn là vấn nạn hủy hoại niềm tin thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Venezuela
15:02' - 28/05/2025
Giá dầu nhích nhẹ trong phiên 28/5, giữa bối cảnh giới đầu tư cân nhắc về rủi ro nguồn cung sau khi Mỹ cấm tập đoàn Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela theo một giấy phép tài sản mới.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại sụt giảm giá đồng loạt
11:01' - 28/05/2025
Do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã hạ nhiệt, khiến tâm lý thị trường bắt đầu lạc quan hơn và giảm bớt nhu cầu đầu tư trú ẩn; kéo theo dòng tiền cũng rút khỏi nhóm kim loại quý
-
Hàng hoá
Lo ngại dư cung, giá dầu thế giới giảm 1%
07:50' - 28/05/2025
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 27/5, khi giới đầu tư lo ngại về nguy cơ dư cung sau các tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Phát hiện 1.560 kg chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
16:37' - 27/05/2025
Quản lý thị trường Lào Cai vừa phát hiện, thu giữ 1.560 kg chân gà đông lạnh không nhãn mác, không thể hiện xuất xứ, không có số lô sản xuất tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, xã Vạn Hòa, Lào Cai.
-
Hàng hoá
Lào Cai: Triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại làm giá đỗ
16:28' - 27/05/2025
Ngày 27/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phát hiện, triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường, trên địa bàn thành phố Lào Cai.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 29/5
15:24' - 27/05/2025
Mô hình của VPI dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này có xu hướng giảm 1,3 - 1,8%, cụ thể dầu diesel có thể giảm 1,8% mức 17.087 đồng/lít, còn dầu hỏa có thể giảm 1,4% về mức 17.068 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng OPEC+ tăng sản lượng gây áp lực lên thị trường dầu
15:18' - 27/05/2025
Giá dầu ít thay đổi trong chiều 27/5, khi kỳ vọng ngày càng tăng rằng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn (nhóm OPEC+) sẽ quyết định tăng sản lượng tại cuộc họp cuối tuần này.