Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên 23/3
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2020 tăng 73 xu Mỹ (3,2%), lên 23,36 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng “nhích” nhẹ 5 xu Mỹ, lên 27,03 USD/thùng.
Giá dầu đi xuống trong hầu hết cả phiên này, song bất ngờ đảo ngược tình thế vào cuối phiên, nhờ những kỳ vọng rằng các biện pháp kích thích của chính phủ các nước và các ngân hàng trung ương, trong đó có Fed, sẽ giúp nền kinh tế thế giới hạn chế tổn thương sau giai đoạn khó khăn hiện tại. Ngày 23/3, Fed đã đưa ra thêm một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, đồng thời tuyên bố sẽ mua một lượng không giới hạn trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ hoạt động của các thị trường tài chính.
Giá cả hai loại dầu chủ chốt này đều giảm trong bốn tuần liên tiếp vừa qua, với dầu WTI mất 29% vào tuần trước, mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Dầu thế giới đã mất hơn một nửa giá trị kể từ khi Saudi Arabia và Nga không đạt được đồng thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng. Các ngân hàng, giới phân tích và các nhà sản xuất đều đưa ra dự báo kém lạc quan về nhu cầu dầu mỏ trong năm nay, với ước tính sẽ giảm 2,8 triệu thùng/ngày, mức giảm mạnh nhất trong gần 40 năm qua.
Trong khi đó, giá xăng ký hạn tại Mỹ, nước tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới, lại giảm tới 32% trong phiên 23/3, xuống khoảng 41,18 USD/gallon, mức thấp kỷ lục. Đây là mức giảm mạnh nhất tính theo ngày của giá xăng. Thông thường, Mỹ tiêu thụ hơn 9 triệu thùng xăng/ngày cho việc vận hành các động cơ, tương đương gần một nửa lượng tiêu thụ dầu mỏ hàng ngày của nước này. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát khiến người dân hạn chế đi lại và nhiều doanh nghiệp đóng cửa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu xăng dầu của Mỹ.
Ngoài ra, giới phân tích còn cho rằng, đà sụt giảm giá xăng còn chịu tác động bởi việc Thượng viện Mỹ một lần nữa không thông qua gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 1.300 tỷ USD do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất. Đây là dự luật hỗ trợ thứ 3 và là dự luật có số tiền lớn nhất của Chính phủ Mỹ nhằm đối phó với dịch COVID-19. Dự luật đầu tiên trị giá 8,3 tỷ USD tập trung vào các quan cơ y tế và những người phải ứng phó đầu tiên với dịch, trong khi dự luật thứ 2 trị giá 104 tỷ USD được Tổng thống Trump ký ngày 18/3 nhằm hỗ trợ người lao động nghỉ phép khẩn cấp, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí và bảo hiểm thất nghiệp mở rộng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu suy thoái hơn năm 2009 do dịch COVID-19
08:23' - 24/03/2020
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 23/3 đã đưa ra cảnh báo kinh tế toàn cầu có nguy cơ đối mặt với tăng trưởng âm do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật cứu trợ khẩn cấp thứ 3
08:11' - 24/03/2020
Sau vài ngày thảo luận kéo dài, ngày 23/3, Thượng viện Mỹ một lần nữa không thông qua được dự luật cứu trợ khẩn cấp do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Canada nghiên cứu sử dụng thuốc kháng viêm mạnh đối phó với dịch COVID-19
08:05' - 24/03/2020
Canada thông báo nước này đang nghiên cứu khả năng sử dụng thuốc kháng viêm mạnh để giảm nguy cơ biến chứng ở phổi và tỷ lệ tử vong ở các ca mắc COVID-19.
-
Hàng hoá
Những ai sẽ bị tác động khi giá dầu xuống mức 20 USD/thùng
05:00' - 24/03/2020
Từ mức 60 USD/thùng vào đầu năm 2020, việc giá dầu rơi tự do xuống ngưỡng 20 USD/thùng trong phiên ngày 18/3 ở New York, và duy trì ở mức thấp trong những ngày qua là hệ quả của một "cú sốc kép".
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á diễn biến trái chiều
17:41' - 23/03/2020
Chiều 23/3 giá dầu tại châu Á diễn biến trái chiều nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, do tác động kép từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia.
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu châu Á giảm phiên sáng 23/3
10:00' - 23/03/2020
Giá dầu tại châu Á đã giảm vào đầu ngày giao dịch 23/3 sau khi Thượng viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ nghìn tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trước dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng lên mức kỷ lục trong phiên chiều 8/3
16:52'
Giới chuyên gia báo cáo về khả năng giá dầu mỏ tiếp tục tăng trên thị trường trong thời gian ngắn hạn, đặc biệt là khi các nhà đầu tư cần định giá theo một phần rủi ro nào đó...
-
Hàng hoá
Nghệ An hỗ trợ người dân tiêu thụ rau màu
12:22'
Trong những ngày qua, các đoàn viên thanh niên xã Diễn Thọ đã về tận đồng ruộng xã Diễn Phong để hỗ trợ người dân thu hoạch bắp cải và vận chuyển chở về tập kết hơn 5 tấn bắp cải bán tại gian hàng.
-
Hàng hoá
Ngư dân trúng đậm mùa ruốc đầu năm
06:50'
Sau Tết Nguyên đán, ngư dân vùng ven biển Bạc Liêu trúng đậm mùa ruốc, được mùa và được cả giá bán, khiến ai nấy cũng đều phấn khởi.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Các mặt hàng có diễn biến trái chiều
11:45' - 07/03/2021
Trong tuần qua, giá lúa ở một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì ổn định.
-
Hàng hoá
Đồng Tháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học
07:46' - 07/03/2021
Mỗi năm tỉnh Đồng Tháp có tổng đàn vịt gần 7 triệu con, là tỉnh có tổng đàn vịt lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc
14:21' - 06/03/2021
Dù xu hướng đi xuống thống trị thị trường năng lượng từ đầu tuần này, song đà phục hồi ấn tượng vào cuối tuần đã giúp dầu thế giới ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc.
-
Hàng hoá
Ngư dân trúng đậm cá cờ đầu năm mới
07:54' - 06/03/2021
Nhiều ngư dân phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang rất phấn khởi khi những chuyến biển đầu năm mới trúng đậm những mẻ cá cờ lớn.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP
18:28' - 05/03/2021
Bộ Công Thương vừa quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên chiều 5/3 tăng lên mức cao nhất trong gần 14 tháng
17:48' - 05/03/2021
Giá dầu châu Á tăng hơn 1 USD/thùng trong chiều 5/3 lên mức cao nhất trong gần 14 tháng, sau khi OPEC và các đối tác (còn gọi là OPEC+) đồng ý không tăng nguồn cung trong tháng 4/2021.