Giá dầu WTI tuần qua giảm hơn 3%
Giá dầu thế giới giảm hơn 4% trong phiên giao dịch 5/4, trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, sẽ tăng sản lượng khai thác.
Bên cạnh đó, mối đe dọa của một làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 mới làm lu mờ các dấu hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ.
Sang phiên tiếp theo (6/4), giá dầu thế giới tăng 1% nhờ các số liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc và Mỹ, qua đó bù đắp một số mức giảm giá sâu của phiên đầu tuần. Các báo cáo mới nhất cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ đã chạm mức cao kỷ lục trong tháng Ba.Trong cùng giai đoạn, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc cũng mở rộng mạnh mẽ với doanh số bán hàng tăng nhanh nhất trong ba tháng qua.
Giá dầu tiếp tục đi lên trong phiên 7/4, song đà tăng gặp nhiều lực cản. Cụ thể là lượng xăng dự trữ của Mỹ tăng mạnh và những lo ngại rằng các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới sẽ cản trở đà phục hồi nhu cầu năng lượng.Sang phiên 8/4, thị trường ít biến động. Theo Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA ở New York, giá dầu thô đang vật lộn để tìm hướng đi khi áp lực từ đại dịch COVID-19 trong ngắn hạn bị hạn chế bởi đồng USD yếu.
Đến phiên cuối tuần 9/4, quan ngại về nguồn cung dôi dư và nhu cầu suy yếu tiếp tục gây sức ép lên giá dầu thế giới, trong bối cảnh các ca lây nhiễm COVID-19 gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, Brazil và Ấn Độ. Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 25 xu Mỹ, hay 0,4% xuống 62,95 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) hạ 28 xu Mỹ, hay 0,5% và đóng phiên ở mức 59,32 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 2,9% và giá dầu WTI mất 3,5%. Stephen Innes, giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại công ty tư vấn Axi, cho rằng việc nguồn cung của OPEC+ quay trở lại thị trường trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng vọt sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng giá dầu. Nhà phân tích Warren Patterson của ngân hàng ING nói diễn biến này làm dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi trong nhu cầu năng lượng. Vì trong hiện tại, một phần lớn lòng tin trên thị trường dựa trên giả định rằng nhu cầu dầu sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay. Theo Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy, tình trạng lây nhiễm dịch COVID-19 ở các quốc gia đông dân như Ấn Độ và Brazil sẽ tăng khả năng các nước áp dụng biện pháp phong tỏa để phòng dịch, làm hạn chế tiêu thụ nhiên liệu.Bà nhận định rằng, các biện pháp trên tiếp tục là lực cản đối với giá dầu và sẽ mất một thời gian để có thể triển khai tiêm chủng cho đủ số người dân và cho phép các hoạt động kinh tế và du lịch mở cửa trở lại.
Mặc dù vậy, bà Dickson nhấn mạnh, Rystad Energy vẫn lạc quan về triển vọng chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 và nhu cầu dầu vào mùa Hè sẽ tăng, giá dầu Brent có khả năng tiến lên mức 66 USD/thùng trong quý III. Trước đó, chuyên gia này cũng nhận định rằng, dù OPEC+ đã đi ngược lại hầu hết kỳ vọng của nhà đầu tư và giới quan sát, thị trường hiện đang báo hiệu rằng họ chấp nhận động thái đó và sẵn sàng hưởng lợi từ sự ổn định. Theo thỏa thuận đạt được ngày 1/4, OPEC+ sẽ tăng sản lượng khai thác hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7/2021, điều này đồng nghĩa với việc OPEC+ sẽ chỉ cắt giảm hơn 6,5 triệu thùng dầu/ngày từ tháng Năm, so với mức cắt giảm 7 triệu thùng/ngày trước đó và Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày.Trong khi đó, thành viên OPEC là Iran được miễn thực hiện việc cắt giảm tự nguyện, cũng sẽ tăng cường nguồn cung ứng “vàng đen”./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á chiều 9/4 giảm do lo ngại nguồn cung tăng
17:04' - 09/04/2021
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên chiều 9/4 do lo ngại nguồn cung gia tăng từ các nhà sản xuất lớn và nhu cầu nhiên liệu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu thế giới ít biến động trong phiên 8/4
08:12' - 09/04/2021
Giá dầu thế giới biến động không đáng kể trong phiên giao dịch ngày 8/4
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…