Giá điện nhiều nước vẫn cao trong quý IV
Cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.
*EU giá điện vẫn tăng cao
Theo dữ liệu của Ember, giá bán buôn trung bình những tháng cuối năm ở châu Âu tuy giảm đôi chút nhưng vẫn cao hơn đầu năm. Hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng đã lắng xuống. Theo Ember, ở châu Âu, giá điện bán buôn trung bình tại Ý là: 211,2 €/MWh (tương đương 5.714 VNĐ/kWh); Pháp là 178,9 €/MWh; (khoảng 4.847 VNĐ/kWh); Đức 157,8 €/MWh; (khoảng 4.278 VNĐ/kWh); Tây Ban Nha 127,22 €/MWh (khoảng 3.439 VNĐ/kWh).
Riêng tại Vương quốc Anh, giá điện đã lên đến mức cao kỷ lục, người nghèo có thể bị ảnh hưởng nhiều, giá điện hiện 136,60 €/ MWh. (khoảng 3.710VNĐ/kWh)
Chi phí khí đốt tự nhiên tăng cao và tình trạng thời tiết khô, ít gió bắt đầu từ mùa thu năm 2021 đang là thách thức đối với người dùng điện ở Anh.
Các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió, đang tạo ra ít năng lượng hơn dự kiến và hệ thống điện đã phải sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn, trong khi giá nhiên liệu đang tăng nhanh. Đồng thời, với tình hình thực tế là một số máy phát điện bị ngừng hoạt động trong mùa Hè và vẫn chưa khởi động lại đã dẫn tới kết quả là giá điện bán buôn vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay.
OFGEM - cơ quan quản lý năng lượng của Vương quốc Anh cho hay, buổi tối là thời điểm có nhiều xu hướng sử dụng điện trong mọi gia đình. Đèn bật sáng cùng hệ thống sưởi và nhiều thiết bị gia dụng khác. Đó là lý do tại sao nhu cầu điện cao nhất vào các buổi tối trong tuần. Việc đáp ứng các đợt cao điểm vào buổi tối này luôn gây khó khăn cho hệ thống điện khi khi nhu cầu cao, cần nhiều tổ máy phát điện hoạt động hơn.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà cung cấp năng lượng đã đáp ứng nhu cầu cao điểm bằng cách bổ sung các nguồn vào hỗn hợp cung cấp có thể dễ dàng phát điện lên và xuống, chẳng hạn như các tổ máy phát điện bằng khí đốt.
Chính phủ Anh đặt mục tiêu phá vỡ sự phụ thuộc này vào năng lượng hóa thạch và thay thế bằng năng lượng tái tạo, thiết lập các khuyến khích pháp lý để khử cacbon trong hệ thống điện. Tuy nhiên, các nguồn tái tạo, như gió và mặt trời, không liên tục và phụ thuộc vào thời tiết.
Nhu cầu thường xuyên vượt quá lượng điện tái tạo sẵn có vào buổi tối, do đó, chi phí phát điện thêm sẽ vẫn cao hơn so với thời gian còn lại trong ngày. Để giảm nhu cầu trong thời gian cao điểm buổi tối, các mức biểu giá theo thời gian sử dụng đang dần được áp dụng để người tiêu dùng bị tính chi phí ít hơn cho việc tiêu thụ năng lượng ngoài những khoảng thời gian này.
*Nhiều khu vực hơn 6.000 đồng/kWh
Theo thông tin từ ngành điện, vào tháng 10/2022, giá điện ở Tokyo đã tăng gần 27%. Đây là nguyên nhân chính làm tăng lạm phát ở một quốc gia nhập khẩu hơn 90% nhiên liệu. Lạm phát đã đặc biệt đè nặng lên các hộ gia đình, vốn đã chứng kiến mức lương trì trệ trong vài thập kỷ qua và không đủ khả năng chi trả cho chi phí gia tăng.
Các biện pháp trợ cấp giá điện của Nhật Bản sẽ được đưa vào gói kinh tế toàn diện sắp tới của chính phủ. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ cho các công ty điện lực để cắt giảm giá điện hộ gia đình của họ xuống 7 yên/kWh, để bù đắp việc tăng giá dự kiến cho mùa Xuân tới và sau đó. Biện pháp hỗ trợ này sẽ được cắt giảm từ tháng 9 để tránh cản trở nỗ lực khử cacbon. Giá điện tháng ở Nhật Bản tính theo bậc thang với mức thấp nhất là 19,88 ¥(3.530 VNĐ)/kWh và cao nhất là 30,57 ¥(5.425 VNĐ)/kWh.
Tại Thái Lan, tờ Nation của nước này cho biết, giá điện sinh hoạt tại Thái Lan tăng lên 4,72 baht (3.273 VNĐ)/kWh từ tháng 9/2022 khi Ủy ban điều tiết năng lượng (ERC) sẽ tăng biểu giá nhiên liệu được dùng để tính toán hóa đơn. Cụ thể ERC cho hay sẽ tăng thuế nhiên liệu thêm 0,6866 baht (477 VNĐ) lên 0,9343 baht (638 VNĐ)/đơn vị trong giai đoạn tháng 9 đến tháng 12/2022. Lý do chính của sự gia tăng là do nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các thị trường giao ngay để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng từ Vịnh Thái Lan.
ERC cho biết, sản lượng LNG nội địa của Thái Lan đã giảm từ 3,1 xuống 2,5 triệu feet khối mỗi ngày, buộc nước này phải nhập khẩu thêm LNG để cung cấp cho các nhà máy điện của mình. Trong khi đó, xung đột Nga- Ukraine đã làm tăng giá LNG trên thị trường toàn cầu, làm tăng chi phí sản xuất điện của Thái Lan.
ERC dự đoán tình trạng thiếu LNG sẽ kéo dài đến năm 2023 do nguồn cung ở Thái Lan và Myanmar vẫn không chắc chắn và tình hình kinh tế cản trở đầu tư vào các dự án thăm dò LNG mới.
ERC cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng các nhiên liệu khác để cung cấp cho các nhà máy điện của Thái Lan, bao gồm nhiên liệu dầu, diesel, than đá, thủy điện và năng lượng tái tạo. ERC cũng kêu gọi các hộ gia đình và doanh nghiệp tiết kiệm điện để giảm sự phụ thuộc của đất nước vào LNG nhập khẩu.
Tại Hàn Quốc, giá bán buôn điện đạt mức cao nhất vào ngày đầu tiên của tháng 9/2022 do giá khí đốt quốc tế tăng mạnh từ việc vũ khí hóa năng lượng của Nga, dẫn đến lựa chọn tăng nhiên liệu than thay cho khí đốt tự nhiên để sản xuất điện ổn định trong thời tiết lạnh hơn.
Theo Korea Power Exchange, giá biên hệ thống (SMP), Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) trả cho các nhà máy điện đã tăng lên mức cao kỷ lục hàng ngày là 228,96 won (4.287 VNĐ)/kWh cho nội địa, cao hơn mức cao nhất hàng tháng 202,11 won (3.784 VNĐ)/kWh hồi tháng 4/2022.
Tại Mỹ, giá điện bình quân theo tiểu bang (tháng 10 năm 2022) dao động đáng kể. Ví dụ, các bang không tiếp giáp Thái Bình Dương tăng trung bình 24,18%, trong khi các bang ở Tây Bắc Trung bộ tăng 6,23%. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2021 đến năm 2022, một số tiểu bang đã chứng kiến sự tăng vọt về giá điện bình quân, bao gồm Maine, Hawaii, Oklahoma và Illinois, trong số những tiểu bang khác. Trong khí đó, các bang khác, như Michigan, South Dakota, Alaska và Idaho có mức tăng nhẹ.
10 bang có mức giá tăng cao nhất, đứng đầu là New Hampshire 27,47 ¢ (6.810 VNĐ)/kWh và thứ 10 là bang New England 25,59¢ (6.340 VNĐ)/kWh. Trong khi đó 10 tiểu bang có mức giá tăng thấp nhất là Montana 11,55¢ (2.860 VNĐ)/kWh và thứ 10 là New Jersey 17,35¢ (4.300 VNĐ)/ kWh.
Khách hàng sử dụng điện của Mỹ phải đối mặt với hóa đơn tiền điện tăng là do giá khí đốt tự nhiên biến động, và tình trạng thiếu cung toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do chiến sự tại Ukraine. Ngoài ra, còn phải kể đến tác động của biến đổi khí hậu, từ thời tiết khắc nghiệt và dự báo sẽ tồi tệ hơn trong những năm tới.
Ngay tại châu Phi, giá điện gia dụng của châu Phi, tiêu biểu ở đây là Nam Phi, nơi người dân phải trả tiền điện nhiều hơn so với người dân ở hầu hết các quốc gia còn lại của lục địa đen này. Đơn giá trên mỗi kilowatt, Nam Phi nằm gần giữa phổ giá điện toàn cầu với giá trung bình R2,56 (3.672 VNĐ/kWh).
Ngoài Nam Phi, còn có Đan Mạch có giá điện sinh hoạt cao nhất ở mức $ 0,465/kWh (tương đương 11.408 VND/kWh).../.
- Từ khóa :
- Giá điện
- nhiên liệu hóa thạch
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khủng hoảng năng lượng: Giá điện tại châu Âu tăng kỷ lục, Việt Nam sẽ ra sao?
16:00' - 19/11/2022
Giá điện tại nhiều nước châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục, gấp hơn 10 lần năm ngoái. Khủng hoảng năng lượng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này
-
Tài chính
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ giá điện và khí đốt trong nước
07:46' - 27/10/2022
Để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao và đồng yen yếu, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói giải pháp mới hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kết nối cung cầu đưa sản phẩm nông nghiệp đến người tiêu dùng
10:10'
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng là một trong các hình thức để giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ
-
Thị trường
Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp
08:51'
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.
-
Thị trường
Giá ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp
08:39' - 27/11/2024
Thị trường chịu sức ép sau lời đe dọa áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của tổng thống đắc cử Donald Trump, bên cạnh triển vọng vụ mùa bội thu tại khu vực Nam Mỹ.
-
Thị trường
Hà Nội phát động “Ngày hội Khuyến mại tháng 11”
22:16' - 26/11/2024
Tối 26/11, tại phố Hà Trì, quận Hà Đông, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội chợ "Ngày hội Khuyến mại tháng 11".
-
Thị trường
Lai Châu: Giao thông mở hướng phát triển kinh tế mới cho vùng biên
17:30' - 26/11/2024
Huyện Phong Thổ, Lai Châu rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đến các xã, các bản khó khăn nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế cho bà con ở các địa phương.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
09:15' - 26/11/2024
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,66% xuống 2.183 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.