Giá gạo nếp lại sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế
Hiện giá gạo nếp đang sụt giảm mạnh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, ngày 27/6/2018, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo tăng thuế nhập khẩu gạo (bao gồm cả gạo nếp) lên đến 50%, kể từ ngày 1/7/2018.Việc Trung Quốc đột ngột thay đổi thuế nhập khẩu chỉ trong vài ngày như vậy đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Bởi lẽ, 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là gạo nếp và Trung Quốc hầu như cũng là thị trường “độc quyền” tiêu thụ gạo nếp của Việt Nam trong những năm gần đây.Tác động của việc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc đã khiến hàng nghìn tấn gạo nếp của các doanh nghiệp chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ lại, buộc doanh nghiệp phải giảm giá xuống hoặc để tồn kho.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc cũng cho biết, do ảnh hưởng của chính sách thay đổi thuế nhập khẩu của Trung Quốc nên trong thời gian gần đây, lượng tiêu thụ gạo nếp của các doanh nghiệp khá khó khăn, hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Trong trường hợp doanh nghiệp không muốn chịu mức thuế nhập khẩu lên đến 50% như trên thì phải mua hạn ngạch nhập khẩu (quota). Theo chính sách nhập khẩu mới của Trung Quốc, thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế suất MFN), hạn ngạch thuế quan sẽ không bị điều chỉnh bởi chính sách mới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đôn, việc mua quota sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng lên đến 120 USD/tấn nên các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc chỉ mua vào khi giá nếp xuống thấp hoặc chấp nhận giá cao trong trường hợp nhu cầu thị trường cao.Còn tại thời điểm hiện tại, lượng tồn kho gạo nếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn nên họ ít mua vào hoặc mua với giá rất thấp.
Mặt khác, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dù không tác động trực tiếp đến ngành hàng lúa gạo, song cũng tác động đến tâm lý chung của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của nước này nên việc tiêu thụ gạo nếp đang rất khó khăn. Hiện giá gạo nếp xuất khẩu đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc “ép” xuống mức 380 USD/tấn. Trong khi mức giá nội địa đang được giao dịch ở mức 8.600-8.800 đồng/kg, tương đương với việc các doanh nghiệp phải bán thấp nhất 400 USD/tấn mới “huề vốn”. Việc gạo nếp bị ép giá dưới 400 USD/tấn cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm gần đây và sụt giảm rất mạnh so với thời điểm đầu năm 2018. Khi đó, giá gạo nếp xuất khẩu đang ở mức 530-540 USD/tấn, cả doanh nghiệp và nông dân đều có lợi nhuận khá tốt. Câu chuyện Trung Quốc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu trong ngành lúa gạo không chỉ diễn ra lần đầu. Cách đây gần một năm, Trung Quốc cũng thay đổi chính sách nhập khẩu gạo nếp từ Việt Nam, dù với mức thuế suất thấp hơn so với lần thay đổi này, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu nếp của các doanh nghiệp khi đó. Với đặc điểm tiêu dùng của mình, lâu nay Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo nếp chủ yếu của ngành gạo Việt Nam. Trong 3 năm gần đây, nước này tăng cường nhập khẩu nếp với giá mua khá tốt đã khiến diện tích gieo trồng nếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo nếp thì đến hơn 90% là xuất sang thị trường Trung Quốc.Việc xuất khẩu với một sản lượng lớn nhưng lại phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu, trong khi đây là mặt hàng khó tìm được thị trường thay thế và tiêu thụ nội địa không nhiều… đã bộc lộ nhiều rủi ro được cảnh báo từ trước.
Tuy vậy, việc chuyển đổi diện tích từ sản xuất lúa nếp sang trồng lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện không phải dễ. Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Long An cho biết, ngay từ đầu vụ Đông Xuân vừa qua, nhận thấy tình hình sản xuất, xuất khẩu nếp sẽ gặp nhiều khó khăn, do phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp này đã kêu gọi những nông dân thuộc khu vực doanh nghiệp đang bao tiêu sản phẩm chuyển sang trồng lúa thường thay vì lúa nếp.Thế nhưng, đa số nông dân không nghe theo mà vẫn giữ ý định trồng lúa nếp, vì tin rằng thị trường tiêu thụ nếp sẽ tốt hơn trong thời gian tới.
Rõ ràng, với tình hình thị trường tiêu thụ nếp hiện nay, các chuyên gia cho rằng, Cục Trồng trọt và các địa phương cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa cơ cấu chủng loại lúa gieo trồng, tránh mở rộng thêm diện tích trồng nếp trong vụ Thu Đông cũng như trong thời gian tới.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực mở rộng thêm thị trường cho mặt hàng gạo nếp, nhất là các nước khu vực Trung Đông và các nước Đông Nam Á, để tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc./.
Xem thêm:>>>Sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững – Bài 1: Còn nhiều cản lực
- Từ khóa :
- gạo xuất khẩu
- chế biến gạo xuất khẩu
- giá gạo nếp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia, khởi đầu tốt đẹp, hướng tới tương lai
12:51' - 12/07/2018
Mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đang trên đà phát triển tích cực, đặc biệt sau chuyến thăm Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá để tránh gây tác động tâm lý lên CPI
12:31' - 29/06/2018
Để giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải bài toán cạnh tranh của ngành gạo: Nhìn từ chuyện “sốt” IR50404 đến… “ế” nếp
15:00' - 07/06/2018
Thời gian gần đây, mặt bằng giá xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo có tín hiệu lạc quan nhưng phát triển chưa bền vững
10:12' - 31/05/2018
Doanh nghiệp lúa gạo tỏ ra phấn khởi về thắng lợi của vụ Đông Xuân năm 2018. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, xuất khẩu gạo tuy có tín hiệu lạc quan nhưng ngành lúa gạo phát triển chưa bền vững
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11'
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09'
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31'
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18'
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13'
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02' - 08/07/2025
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.