Giá năng lượng và lạm phát cao tiếp tục gây khó khăn cho kinh tế Đức
Bài viết trên báo Deutsche Wirtschaftsnachrichten của Đức cho biết, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngành năng lượng Đức và châu Âu, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát. Mặc dù Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Robert Habeck khẳng định nguồn cung năng lượng của Đức vẫn được đảm bảo an toàn, nhưng những lo ngại là rất lớn.
Xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang khiến người tiêu dùng Đức ngày càng lo lắng, vì cuộc khủng hoảng này tác động trực tiếp đến nền kinh tế Đức và có thể làm cho giá năng lượng vốn đã cao sẽ tiếp tục tăng cao hơn.Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng phát triển KfW Đức ông Fritzi Köhler-Geib cho rằng nỗi lo chiến tranh ở châu Âu có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung năng lượng và giá năng lượng.Người tiêu dùng ở Đức sẽ đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng?Theo chuyên gia kinh tế Thomas Gitzel từ ngân hàng VP Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất của Liechtenstein, châu Âu đang phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Nga đáp ứng gần một nửa nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), cả trong lĩnh vực công nghiệp lẫn tiêu dùng trong các hộ gia đình. Khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, nguy cơ thiếu năng lượng là rất lớn.Cựu Tổng thống và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã công khai cảnh báo người châu Âu sẽ phải trả tới 2.000 euro cho 1.000 mét khối khí đốt. Đức và châu Âu đã chuẩn bị như thế nào để khắc phục tình trạng tắc nghẽn nguồn cung có thể xảy ra?Biến động về lượng tiêu thụ khí đốt phải được cân bằng với lượng khí dự trữ trong các kho chứa. Theo Hiệp hội lưu trữ khí đốt và hydro (INES) của Đức, tại quốc gia này hiện có 47 cơ sở lưu trữ khí đốt.Chuyên gia kinh tế Jörg Krämer của ngân hàng Commerzbank cho biết, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, các nước Tây Âu có thể "cầm cự cho đến mùa Thu" vì vẫn còn 30 tỷ mét khối khí trong các kho lưu trữ. Cùng với đó, châu Âu sẽ nhập nhiều khí hóa lỏng hơn và nhu cầu tiêu thụ trong mùa Hè sẽ tương đối thấp. Tuy nhiên, trong suốt mùa Hè, lượng khí dự trữ trong các kho chứa cần phải được bổ sung.Theo các nhà lưu trữ khí đốt châu Âu, khối lượng dự trữ tại các kho chứa khí đốt của Đức hiện ở mức 31%. Hy vọng về việc tiếp nhận khí đốt sớm từ Nga thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) trên Biển Baltic đã không thành hiện thực khi Chính phủ Đức tuyên bố dừng quá trình phê duyệt dự án hôm 22/2.Liệu giá khí đốt sẽ tăng?Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo) Clemens Fuest dự báo giá dầu và khí đốt sẽ tiếp tục tăng. Dự báo này cũng đã được Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck đưa ra hôm 22/2. Các chuyên gia lo ngại rằng trong tình hình hiện nay, thị trường khí đốt "dễ bị đầu cơ", khiến giá cả sẽ tăng lên.Tuy nhiên, mức tăng như thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng cung trên thị trường và nhu cầu thực tế. Hiện tại, mùa Đông ở châu Âu đang dần kết thúc, điều này mang tới hy vọng về nhu cầu khí đốt sẽ giảm nhanh và nguồn cung trên thị trường sẽ lớn hơn, dẫn đến giá cả tăng nhưng không quá cao.Về lâu dài, nước Đức sẽ nỗ lực để đảm bảo giá khí đốt không còn ở mức cao như hiện nay. Mục tiêu mà Chính phủ Đức đặt ra là giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thông qua việc phát triển nhanh các nguồn năng lượng xanh như điện gió và điện Mặt Trời. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần rất nhiều thời gian và tiền bạc.Giám đốc điều hành doanh nghiệp cung cấp năng lượng Eon ông Leonhard Birnbaum cảnh báo rằng có thể sớm phải ngắt kết nối các thành phố khỏi lưới điện quốc gia để tránh sự cố toàn bộ hệ thống do không đủ lượng điện cần thiết.Trái ngược với các nhà máy điện thông thường như điện hạt nhân, điện than hoặc điện khí, công nghệ điện gió và điện Mặt Trời phụ thuộc vào sự biến động của tự nhiên. Nếu không có gió hoặc ánh sáng Mặt Trời, các hệ thống này sẽ không thể phát điện, bất kể bao nhiêu nhà máy đã được xây dựng.Về tình trạng lạm phát, trong những tháng qua, chi phí nhiên liệu cho hoạt động giao thông và sưởi ấm tăng vọt đã tác động mạnh tới người tiêu dùng Đức. Giá năng lượng tăng kéo theo lạm phát tăng. Trong tháng 1/2022, tỷ lệ lạm phát trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng 5,1%, mức cao nhất kể từ khi đồng tiền này ra đời. Tại Đức, lạm phát ở mức 4,9%.Lạm phát cao ảnh hưởng lớn tới sức mua của người tiêu dùng. Tình trạng này chưa có dấu hiệu chấm dứt trong ngắn hạn. Trong tháng 1/2022, giá thành sản xuất các sản phẩm công nghiệp ở Đức đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chính là giá nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào tăng cao. Điều này khiến nhiều sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng.Lạm phát tăng cao hơn dự kiến đang gây nhiều áp lực lên các nhà hoạch định chính sách châu Âu. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra lộ trình loại bỏ chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo hiện nay tại cuộc họp ngày 10/3 tới đây.Xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế châu Âu, vốn chỉ đang hồi phục sau các làn sóng đại dịch COVID-19. Do đó, các chuyên gia cho rằng ECB cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn các chính sách của mình.Vai trò của Nga đối với thương mại ĐứcSo với các nước như Trung Quốc, Mỹ hay các đối tác EU, vai trò của Nga với tư cách đối tác thương mại của Đức là khá thấp. Năm 2021, Nga chỉ đứng thứ 14 trong danh sách các thị trường xuất khẩu lớn của các nhà sản xuất Đức, với giá trị xuất khẩu đạt gần 27 tỷ euro.Các mặt hàng chính Đức xuất khẩu sang Nga là máy móc (5,8 tỷ euro), xe có động cơ (4,4 tỷ euro) và các sản phẩm hóa chất (3 tỷ euro). Ở chiều ngược lại, Đức nhập khẩu khoảng 33 tỷ euro từ Nga, trong đó dầu và khí đốt chiếm tới 19 tỷ euro.Dù không phải là thị trường xuất khẩu lớn của Đức, nhưng theo chuyên gia kinh tế Ulrich Kater từ ngân hàng Dekabank, dầu thô và khí đốt tự nhiên cũng như các loại kim loại cơ bản từ Nga là những đòn bẩy quan trọng cho kinh tế Đức.Trong khi đó, Ukraine còn là đối tác thương mại ít quan trọng hơn nhiều đối với Đức. Năm 2021, Ukraine chỉ xếp vị trí thứ 40 trong danh sách các thị trường xuất khẩu lớn của Đức với giá trị xuất khẩu đạt 5,4 tỷ euro.Về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Đức tại Nga, theo Phòng Thương mại Đức-Nga, từ năm 2011 đến nay, gần một nửa trong số 6.300 doanh nghiệp có vốn từ Đức đã rút khỏi thị trường Nga. Hiện tại, có 3.651 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại thị trường này. Trong 5 năm gần đây, các doanh nghiệp Đức đã đầu tư khoảng 7,6 tỷ euro vào Nga./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mới chớm phục hồi, kinh tế thế giới lại gặp cú sốc lớn từ khủng hoảng Ukraine
21:28' - 25/02/2022
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tới tăng trưởng kinh tế
18:21' - 25/02/2022
Trong quý IV/2021, GDP của Đức giảm 0,3% so với quý III, thấp hơn mức giảm 0,7% dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Đức dừng quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2
20:07' - 22/02/2022
Đức quyết định dừng quá trình phê duyệt với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) do trước đó Nga đã chính thức công nhận sự độc lập của hai khu vực Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Đức sang các nước ngoài EU vượt xa mức trước đại dịch
18:11' - 22/02/2022
Ngay từ đầu năm 2022, nền kinh tế Đức cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc khi kim ngạch xuất khẩu của nước này sang các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) tăng gần 20%, vượt xa mức trước đại dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.